Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 25 Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 25: Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Viết đoạn văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Kể chuyện
  • D. Thuyết minh

Câu 3: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 4: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

  • A. Kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
  • B. Kể về những điều dự tính sẽ xảy ra.
  • C. Kể một câu chuyện có thật của người viết.
  • D. Kể một câu chuyện người viết đã từng trải qua.

Câu 5: Câu mở đoạn của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?

  • A. Nêu nội dung câu chuyện mình tưởng tượng.
  • B. Giới thiệu về sự việc (nhân vật, sự vật…) tưởng tượng.
  • C. Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.
  • C. Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 7: Phần kết thúc của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?

  • A. Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.

Câu 8: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • A. Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • B. Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • C. Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Ý kiến này đúng hay sai: “Viết đoạn văn đóng vai một nhân vật kể lại một truyện cổ tích là viết bài văn đóng vai một nhân vật nào đó và kể lại chuyện cổ tích mà em biết”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi thứ tư

Câu 11: “Khi kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian”.

Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là?

  • A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết.
  • B. Dùng sơ đồ tư duy trình bày câu chuyện
  • C. Đọc lại câu chuyện cổ tích
  • D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật và kể lại câu chuyện cổ tích mà mình biết

Câu 13: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?

  • A. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  • B. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  • C. Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn tưởng tượng?

  • A. Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
  • B. Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện.
  • C. Viết tiếp đoạn kết.
  • D. Viết thêm nội dung cho câu chuyện.

Câu 15: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?

  • A. Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
  • B. Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
  • B. Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
  • C. Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác