Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 13 Viết: Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 13 Viết: Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?

  • A. 4 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 2 phần.
  • D. 1 phần.

Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?

  • A. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Kể cho bạn nghe câu chuyện Con vẹt xanh.
  • C. Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Con vẹt xanh.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn kể lại một câu chuyện?

  • A. 2 cách.
  • B. 3 cách.
  • C. 4 cách.
  • D. 1 cách.

Câu 4: Mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại một câu chuyện là như nào?

  • A. Là giới thiệu ngay vào câu chuyện.
  • B. Là giới thiệu câu chuyện một cách trực tiếp.
  • C. Là giới thiệu câu chuyện một cách ẩn ý.
  • D. Là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Câu 5: Kết bài mở rộng trong bài văn kể lại một câu chuyện là như nào?

  • A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
  • B. Nêu ý kiến của mình về câu chuyện.
  • C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện.
  • D. Nêu cảm nhận của bản thân về câu chuyện.

Câu 6: Câu nào dưới đây có thể là phần mở bài của bài văn yêu cầu kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem?

  • A. Em chưa đọc truyện Cô bé Lọ Lem nên em sẽ nhờ mẹ kể cho nghe.
  • B. Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 truyện cổ tích hay nhất thế giới”. Đối với em, thú vị nhất là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.
  • C. Truyện Cô bé Lọ Lem đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
  • D. Em muốn ai đó kể cho em nghe về câu chuyện Cô bé Lọ Lem.

Câu 7: Câu nào dưới đây là không đúng đối với bài văn kể lại một câu chuyện?

  • A. Có hai cách viết mở bài và kết bài.
  • B. Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay vào câu chuyện mình định kể.
  • C. Kết bài không mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đồng thời nêu lên những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện.
  • D. Kết bài không mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện.

Câu 8: Ý nào sau đây phù hợp cho phần kết của bài văn kể lại một câu chuyện?

  • A. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về câu chuyện định kể.
  • B. Bài học rút ra từ câu chuyện.
  • C. Giới thiệu lại về câu chuyện.
  • D. A, B đều phù hợp.

Câu 9: Điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  • A. Bố cục của bài văn.
  • B. Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
  • C. Trình tự của các sự việc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Thông tin nào dưới đây là đúng đối với bài văn kể lại một câu chuyện?

  • A. Phần thân bài cần kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc.
  • B. Mở bài không cần giới thiệu câu chuyện mà chỉ cần nêu lí do thích câu chuyện.
  • C. Phần kết bài không cần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện mà chỉ cần kể xong câu chuyện.
  • D. Bài học rút ra từ câu chuyện nằm ở phần mở bài.

Câu 11: Mở bài sau đây thuộc loại nào?

“Cô bé Lọ Lem” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều đã từng được nghe kể.

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài nửa gián tiếp nửa trực tiếp.
  • D. Mở bài vào thẳng vấn đề.

Câu 12: Kiểu kết bài nào dưới đây là kết bài mở rộng?

  • A. Em rất thích câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
  • B. Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. Cô bé Lọ Lem xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
  • C. Câu chuyện Cô bé Lọ Lem dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ em được bước vào thế giới thần tiên ấy.
  • D. Không có kết bài mở rộng ở trên.

Câu 13: Các từ như chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó có tác dụng gì?

  • A. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  • B. Kết nối các sự việc với nhau.
  • C. A, B đều đúng.
  • D. A, B đều sai.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 14 và 15.

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy. Và thế là bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Câu 14: Tìm các từ liên kết câu trong đoạn văn trên?

  • A. Mọi chuyện, diễn ra, cuối cùng.
  • B. Vì thế, sau đó, sau lần ấy.
  • C. Và thế là, sau khi.
  • D. Vì thế, rồi, và thế là.

Câu 15: Mục đích của đoạn văn trên là gì?

  • A. Dẫn dắt để kể câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
  • B. Giới thiệu câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” một cách trực tiếp.
  • C. Kể lại câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác