Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng việt 4 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 4 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong bài cây đa quê hương, câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?

  • A. Cành cây lớn hơn cột đình.
  • B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài.
  • C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
  • D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.

Câu 2: Trong bài Cây đa quê hương, tác giả gọi cây đa quê mình là gì?

  • A. cây đa cổ thụ
  • B. cây đa nghìn năm
  • C. cây đa khổng lồ
  • D. cây đa vĩ đại

Câu 3: Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?

  • A. Dấu gạch ngang.
  • B. Dấu hai chấm.
  • C. Dấu phẩy.
  • D. Dấu chấm phẩy.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu sau:

Bằng nón lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.

  • A. Bằng cái gì, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • B. Vì sao, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • C. Để làm cái gì, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • D. Khi nào, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?

Câu 5: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  • A. Miêu tả quả
  • B. Ấn tượng đặc biệt về cây.
  • C. Miêu tả thân cây
  • D. Giới thiệu về cây

Câu 6: Trong bài thơ Bước mùa xuân, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân?

  • A. Giọt nắng xanh trong
  • B. Giọt nắng vàng ươm
  • C. Giọt nắng trong veo
  • D. Giọt nắng ban mai

Câu 7: Những âm thanh nào có trong bài thơ Bước mùa xuân?

  • A. Tiếng dế mèn, tiếng chim, tiếng mùa xuân
  • B. Tiếng hát, tiếng nói chuyện, tiếng vui đùa
  • C. Tiếng chim, tiếng nói chuyện, tiếng mùa xuân
  • D. Tiếng gió, tiếng chim, tiếng mưa, tiếng sấm

Câu 8: Trong bài Đi hội chùa Hương, khung cảnh mùa xuân được so sánh với?

  • A. Khu vườn mộng mơ
  • B. Bài hát hay
  • C. Bức tranh tuyệt đẹp
  • D. Trang cổ tích

Câu 9: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 10: Nhân vật "tôi" và các bạn thường làm gì vào những buổi chiều hè?

  • A. Chơi đuổi bắt ở bờ đê, tắm nắng chiều vàng dịu
  • B. Cùng các bạn nhỏ ngồi nói chuyện về ước mơ trên triền đê
  • C. Ngồi thơ thẩn ở triền đê ngắm bầu trời, hát những bài đồng nội
  • D. Đi dạo dọc con kênh nước trong vắt, thả diều ở bãi cỏ gần nhà

Câu 11: Trong câu, "Lũ sư tử nằm nghỉ dưới tán cây, dửng dưng nhìn chiếc xe du lịch lướt qua", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. So sánh và Nhân hóa
  • D. Ẩn dụ

Câu 12: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Vàng mây thì gió, … mây thì mưa”.

  • A. Có
  • B. Gió
  • C. Đỏ
  • D. Nhiều

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi?

1. Cô ấy hôm nay đã khỏe lại rồi.

2. Anh ấy là một người giáo viên mẫu mực.

3. Chúng tôi đã có một thời thanh niên sôi nổi dưới mái trường mến yêu này.

4. Họ đã đem những khát vọng vào cuộc sống.

  • A. 1 và 3
  • B. 2 và 3
  • C. 1 và 2
  • D. 2 và 4

Câu 14: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

… khi mới sinh … lúc trưởng thành, não bộ người có nhiều sự thay đổi lớn.

  • A. Vào/tới
  • B. Từ/đến
  • C. Chính/và
  • D. Ngay/đến

Câu 15: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
  • C. Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
  • D. Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.

Câu 16: Trong Ngôi nhà của yêu thương, nội dung chính của bức thư là gì?

  • A. Lời cảm ơn của bạn nhỏ dành cho các bạn nhỏ không có nhà ở
  • B. Lời ngỏ ý muốn giúp đỡ của bạn nhỏ dành cho các bạn nhỏ không có nhà ở
  • C. Lời kêu gọi mọi người giúp đỡ các bạn nhỏ không có nhà ở
  • D. Suy nghĩ của bạn nhỏ về hoàn cảnh của các bạn nhỏ không có nhà để ở và lời an ủi, cảm thương với bạn nhỏ không có nhà.

Câu 17: Bài văn Băng tan nói về hiện tượng thiên tai nào?

  • A. Bão 
  • B. Núi lửa phun trào
  • C. Băng tan
  • D. Sóng thần

Câu 18: Ở Nam Cực, loài động vật nào cũng có cùng cảnh ngộ giống gấu Bắc Cực?

  • A. Chim cánh cụt
  • B. Hải cẩu
  • C. Cá voi sát thủ
  • D. Chim hải âu

Câu 19: Với tình trạng băng tan như hiện nay, gấu Bắc Cực sống như thế nào?

  • A. Gấu Bắc Cực phải trèo lên cây cao để kiếm ăn
  • B. Gấu Bắc Cực phải ăn những loại thức ăn khác
  • C. Gấu Bắc Cực phải bơi xa hơn để kiếm ăn, mất dần môi trường sống
  • D. Gấu Bắc Cực phải chịu đói trong nhiều ngày dài

Câu 20: Trong bài Băng tan, loài vật nào là minh chứng rõ nhất cho việc thay đổi môi trường sống?

  • A. Loài gấu Nam Cực
  • B. Loài gấu Bắc Cực
  • C. Loài gấu trúc
  • D. Loài gấu đen Bắc Mỹ

 

 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác