Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 1 đề số 4 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khổ thơ sau có những danh từ nào?

Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa tươi xinh.

  • A. vườn, hoa, màu sắc, từng, bông hoa.
  • B. vườn, hoa, mẹ, màu sắc, bông hoa.
  • C. tớ, vườn, hoa, mẹ, từng, bông hoa.
  • D. tớ, vườn, mẹ, màu, hoa, xinh.

Câu 2: Danh từ chỉ sự vật là những từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm danh từ chỉ sự vật?

  • A. Đi, chạy, nhảy.
  • B. Đã, sẽ, đang.
  • C. Sách, báo, nhà.
  • D. Rất, quá, lắm.

Câu 3: Câu chủ đề của đoạn văn là gì?

  • A. Là câu phân tích ý chính của đoạn văn.
  • B. Câu nào cũng có thể là câu chủ đề.
  • C. Là câu nằm ở đầu đoạn văn
  • D. Câu nêu ý chính của đoạn văn.

Câu 4: Trong câu sau có những danh từ chung nào?

 Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

  • A. Kim Đồng, quê, thôn, xã, huyện, tỉnh.
  • B. Kim Đồng, Nông Văn Dền, quê, xã.
  • C. Thôn, xã, huyện, tỉnh.
  • D. Quê, thôn, xã, huyện, tỉnh.

Câu 5: Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức khác cách viết hoa tên người như thế nào?

  • A. Tên cơ quan, tổ chức thì viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành; tên người thì viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng.
  • B. Tên cơ quan, tổ chức thì viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng; tên người thì viết hoa chữ cái đầu tiên của tên.
  • C. Tên cơ quan, tổ chức thì viết hoa xen kẽ các chữ cái đầu; tên người thì viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng của tên.
  • D. Tên cơ quan, tổ chức thì viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành; tên người thì viết hoa xen kẽ các chữ cái đầu tiên của tên.

Câu 6: Sau khi thảo luận nhóm cần làm gì?

  • A. Viết báo cáo.
  • B. Không cần làm gì.
  • C. Đọc cho bạn bè nghe.
  • D. Tham khảo ý kiến của các bạn khác.

Câu 7: Động từ là gì?

  • A. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  • B. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  • C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  • D. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  • A. Vui, khóc, cười.
  • B. Hoa, nở, đẹp.
  • C. Khóc, cười, xinh.
  • D. Buồn, mếu, xấu.

Câu 9: Những từ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

  • A. Việc đầu tiên, việc tiếp theo, việc sau cùng.
  • B. Đầu tiên, thế kia, nhưng mà.
  • C. Việc cần làm, việc nên làm, việc không nên làm.
  • D. Đầu tiên, tiếp theo, tuy nhiên.

Câu 10: Câu nào trong bài Tiếng nói của cỏ cây cho thấy Ta-ni-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

  • A. Những ngày hè ở nhà ông bà, Ta-nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.
  • B. Những đêm hè thường có mưa rào làm cho đất dịu mát.
  • C. Muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương, cùng nhau tưng bừng nở rộ.
  • D. Bụi hoa hồng được chuyển chỗ mới đẹp làm sao!

Câu 11: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  • A. Giới thiệu sự việc và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  • B. Kể về sự việc và Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  • C. Giới thiệu hoạt động, sự việc và Trao đổi, thảo luận và Thuật lại sự việc.
  • D. Giới thiệu về sự việc và Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

Câu 12: Chọn các từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, đồ vật và loài vật trong các câu dưới đây: 

Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

  • A. Cổ thụ; chòm.
  • B. Mãnh liệt.
  • C. Mãnh liệt; trầm ngâm.
  • D. Trầm ngâm.

Câu 13: Tìm tính từ trong câu sau?

Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.

  • A. Làng, hàng tre, rì rào, trò chuyện.
  • B. Mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
  • C. Làng, mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
  • D. Hàng tre, rì rào, xinh xắn.

Câu 14: Câu chuyện Bét-tô-ven và bản Xô-nát Ánh trăng viết về nhân vật nào?

  • A. Mô-da
  • B. Bét-tô-ven
  • C. Johann Sebastian Bach
  • D. Richard Wagner

Câu 15: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dùng để làm gì?

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • C. Tả tính tình hoạt động của con vật.
  • D. Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).

Câu 16: Tác dụng của phần mở bài khi viết đoạn văn miêu tả con vật là gì?

  • A. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • B. Giới thiệu chung về con vật.
  • C. Miêu tả cụ thể con vật.
  • D. Miêu tả tính tình con vật.

Câu 17: Nội dung của vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai là gì?

  • A. Cuộc trò chuyện của hai anh em Tin-tin với một số em bé ở Vương quốc Tương Lai.
  • B. Quá trình sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai.
  • C. Các em bé ở Vương quốc Tương Lai giới thiệu sản phẩm của mình.
  • D. Hai anh em Tin-tin đi lạc vào Vương quốc Tương Lai.

Câu 18: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  • A. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  • C. Kể về tình hình học tập cho một người bạn ở xa.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây phù hợp với để viết thư cho những người khuyết tật?

  • A. Hỏi thăm sức khỏe và tình hình hiện tại kèm theo lời động viên tới những người khiếm khuyết.
  • B. Những lời miệt thị ngoại hình.
  • C. Những lời đe dọa.
  • D. Những lời tố cáo.

Câu 20: Tác giả của bài Nếu chúng mình có phép lạ là ai?

  • A. Định Hải.
  • B. Khánh Nguyên.
  • C. Phạm Đình Ân.
  • D. Tố Hữu.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác