Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 1 đề số 3 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Danh từ chung là gì? 

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 2: Danh từ riêng là gì?

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 3: Nhiệm vụ của phần mở đầu đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện là gì?

  • A. Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.
  • B. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  • C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 4: Câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  • A. Ai cũng có thể trở thành công chúa.
  • B. Không nên buồn bã khi không thể trở thành công chúa.
  • C. Là công chúa thì bạn mới có thể tỏa sáng.
  • D. Mỗi người đều có một vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 5: Khi viết báo cáo thảo luận nhóm cần chú ý tiêu đề của báo cáo được viết ở đâu?

  • A. Trên cùng, góc trái.
  • B. Trên cùng, chính giữa.
  • C. Trên cùng, góc phải.
  • D. Không cần viết tiêu đề.

Câu 6: Khi viết báo cáo thảo luận nhóm cần chú ý chữ ký của báo cáo được viết ở đâu?

  • A. Trên cùng, góc trái.
  • B. Trên cùng, chính giữa.
  • C. Trên cùng, góc phải.
  • D. Cuối cùng, góc phải.

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  • A. Vui, khóc, cười.
  • B. Hoa, nở, đẹp.
  • C. Khóc, cười, xinh.
  • D. Buồn, mếu, xấu.

Câu 8: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  • A. Giới thiệu sự việc và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  • B. Kể về sự việc và Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  • C. Giới thiệu hoạt động, sự việc và Trao đổi, thảo luận và Thuật lại sự việc.
  • D. Giới thiệu về sự việc và Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

Câu 9: Phần đầu của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  • A. Nêu tên bài viết.
  • B. Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc.
  • C. Trình bày nội dung sự việc. 
  • D. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

Câu 10: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì?

  • A. Tú nhận ra mình đã quá vô tâm với anh.
  • B. Tú nhận ra mình đã vô lễ với anh.
  • C. Tú nhận ra mình chăm sóc vẹt cực khổ.
  • D. Tú nhận ra mình có lỗi với anh.

Câu 11: Động từ chỉ hoạt động là gì?

  • A. Là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.
  • B. Là dạng động từ dùng để chỉ mỗi hoạt động của con người.
  • C. Là động từ chỉ dùng để chỉ hoạt động của sự vật.
  • D. Là động từ chỉ dùng để chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.

Câu 12: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả con người, làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 13: Nhân vật chính trong câu chuyện Đồng cỏ nở hoa là ai

  • A. Bống
  • B. Lan
  • C. Nam
  • D. Khánh

Câu 14: Tính từ là gì? 

  • A. Là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,…) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
  • B. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm. 
  • C. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  • D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.

Câu 15: Dưới đây đâu là tính từ chỉ không khí giờ ra chơi của học sinh?

  • A. Bình yên.
  • B. To lớn.
  • C. Náo nhiệt.
  • D. Xa xôi.

Câu 16: Về hình thức, đơn gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 17: Cho biết dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

"Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc."

  • A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  • B. Đánh dấu phần chú thích.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • D. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

Câu 18: Cách quan sát nào dưới đây phù hợp để miêu tả con mèo.

  • A. Dùng kính lúp theo dõi hành động của con mèo.
  • B. Dùng mắt thường để quan sát hình dáng và hoạt động của con mèo.
  • C. Dùng kính thiên văn để quan sát con mèo.
  • D. Buổi tối nấp trong hang để quan sát con mèo.

Câu 19: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  • A. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  • C. Kể về tình hình học tập cho một người bạn ở xa.
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 20: Khi ở Sài Gòn, anh Ba đã được một người bạn đưa đến đâu?

  • A. đến những nơi chứng kiến cảnh nhân dân lầm than, cơ cực
  • B. đến tháp Ép-phen của Pháp
  • C. đến Mỹ
  • D. đến một tiệm cà phê của Pháp
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác