Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 1 đề số 3 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong bài thơ Điều kì diệu, bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt giữa mọi người? 

  • Lo lắng rằng mình bị mọi người xa lánh vì sự khác nhau đó. 
  • Lo lắng rằng vì sự khác nhau đó mà mọi người xa cách, không thể thân thiết được với nhau. 
  • Lo lắng rằng mình không được mọi người yêu quý. 
  • Lo lắng rằng giọng hát của mình không hay. 

Câu 2: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên tỉnh, thành phố? 

  • Lâm Đồng
  • Hải Phòng 
  • Phong Nha - Kẻ Bàng 
  • Ninh Bình 

Câu 3: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện Thi nhạc trên? 

  • Muốn hát hay, đàn giỏi thì phải luyện tập chăm chỉ. 
  • Thế giới của các loài vật muôn màu muôn vẻ. 
  • Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.
  • Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay. 

Câu 4: Phần triển khai của đoạn văn nêu ý kiến cần trình bày điều gì? 

  • Thuật lại diễn biến câu chuyện. 
  • Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
  • Nêu lí do thích hoặc không thích câu chuyện. 
  • Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện. 

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu ý kiến có nhiệm vụ gì? 

  • Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện. 
  • Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện. 
  • Khẳng định ý nghĩa câu chuyện. 
  • Rút ra bài học từ câu chuyện.

Câu 6: Nhận xét về tình cảm của hai anh em Khánh và Long trong câu chuyện Anh em sinh đôi? 

  • Yêu thương nhau 
  • Không ai chịu nhường ai 
  • Ghét bỏ nhau 
  • Coi thường nhau 

Câu 7: Tại sao người viết lại yêu thích nhân vật Mã Lương trong câu chuyện Cây bút thần? 

  • Vì Mã Lương vừa tài năng vừa tốt bụng. 
  • Vì Mã Lương vẽ đẹp.
  • Vì Mã Lương đã may quần áo mới cho những người nghèo khổ. 
  • Vì Mã Lương đã tặng nhiều đồ vật cho người nghèo. 

Câu 8: Danh từ chung là gì? 

  • Là danh từ gọi tên một loại sự vật. 
  • Là danh từ chỉ người. 
  • Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt. 
  • Là danh từ gọi tên người. 

Câu 9: Hai danh từ công chúa và người dẫn chuyện là danh từ gì? 

  • Danh từ chỉ vật. 
  • Danh từ chỉ thời gian. 
  • Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. 
  • Danh từ chỉ người. 

Câu 10: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu viết một đoạn văn nêu ý kiến? 

  • Viết đoạn văn phân tích một nhân vật trong một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe. 
  • Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe. 
  • Viết đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển. 
  • Viết đoạn văn giới thiệu về một cuốn sách em yêu thích nhất. 

Câu 11: Khổ thơ sau có những danh từ nào? 

Tớ bỗng phát hiện ra 

Trong vườn hoa của mẹ 

Lung linh màu sắc thế 

Từng bông hoa tươi xinh. 

  • Vườn, hoa, mẹ, màu sắc, bông hoa. 
  • Tớ, vườn, hoa, mẹ, từng, bông hoa. 
  • Vườn, hoa, màu sắc, từng, bông hoa. 
  • Tớ, vườn, mẹ, màu, hoa, xinh.

Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ? 

  • Rạng rỡ, cười xinh, vui cười. 
  • Khóc, mếu, há miệng. 
  • Mếu máo, tươi cười, ngậm ngùi. 
  • Khóc, cười, xinh đẹp. 

Câu 13: Bài học rút ra từ câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi là gì? 

  • Chúng ta cần phải biết quan sát và tìm kiếm câu trả lời cho mình. 
  • Không nên quá tò mò về mọi thứ. 
  • Chỉ cần tin vào bản thân mình thì sẽ thành công. 
  • Có niềm tin thì sẽ thành công. 

Câu 14: Đoạn kết của câu chuyện Con vẹt xanh cho biết Tú đã nhận ra điều gì? 

  • Tú nhận ra mình có lỗi với anh. 
  • Tú nhận ra mình đã vô lễ với anh. 
  • Tú nhận ra mình đã quá vô tâm với anh. 
  • Tú nhận ra mình chăm sóc vẹt cực khổ. 

Câu 15: Động từ trong câu Bệnh nhân đang nằm trong phòng hồi sức là gì? 

  • Phòng hồi sức. 
  • Bệnh nhân. 
  • Nằm. 
  • Trong phòng. 

Câu 16: Bạn nhỏ trong câu chuyện Trước ngày xa quê có biểu hiện như thế nào khi bố quyết định cho lên thành phố học? 

  • Rơm rớm nước mắt. 
  • Phấn khởi chạy khoe khắp làng. 
  • Vui vẻ hào hứng. 
  • Òa khóc như khi bị đòn oan. 

Câu 17: Các bước để sử dụng từ điển là gì? 

  • Tìm thông tin cần thiết → Đọc hướng dẫn sử dụng → Chọn từ thích hợp để tra cứu. 
  • Tìm thông tin cần thiết → Đọc bảng từ viết tắt → Chọn từ điển thích hợp để tra cứu. 
  • Chọn từ điển thích hợp → Tìm thông tin cần thiết → Tra cứu từ cần tìm nghĩa → Đọc bảng từ viết tắt 
  • Chọn từ điển thích hợp → Đọc hướng dẫn sử dụng → Đọc bảng chữ viết tắt → Tra từ cần tìm nghĩa. 

Câu 18: Dựa vào từ điển tiếng Việt, tìm nghĩa của từ bình minh?

  • Bình minh là khoảng thời gian mới hửng sáng.
  • Bình minh là khoảng thời gian mới hửng sáng trước khi mặt trời mọc.
  • Bình minh là lúc trời hừng đông.
  • Bình minh cùng nghĩa với rạng đông.

Câu 19: Yêu cầu nào dưới đây là không phải là đề bài của bài văn kể lại một câu chuyện?

  • Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
  • Kể cho bạn em nghe về câu chuyện Con vẹt xanh.
  • Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Chân trời cuối phố.
  • Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Câu 20: Động từ là gì? 

  • Là những từ chỉ sự vật. 
  • Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật. 
  • Là những từ chỉ hành vi của con người. 
  • Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác