Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 4 Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Mùa xuân nho nhỏ phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

  • A. Thanh Hải
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Tố Hữu
  • D. Xuân Quỳnh

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ?

  • A. 1930 -1982
  • B. 1930 -1980
  • C. 1930 -1981
  • D. 1930 -1983

Câu 3: Quê quán của tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ?

  • A. Huế
  • B. Hà Nội
  • C. Đà Nẵng
  • D. Cần Thơ

Câu 4: Tác giả bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thường viết đề tài gì?

  • A. tình yêu quê hương
  • B. khát vọng thống nhất đất nước
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà thơ Thanh Hải là:

  • A. giọng điệu mộc mạc, chân thành và hình thức giản dị, giàu tính dân tộc.
  • B. mạnh mẽ, hào hùng.
  • C. sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, những hình ảnh gần gũi bình dị.
  • D. tất cả những ý trên đều sai.

Câu 6: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
  • B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời
  • C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
  • D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

Câu 7: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ gì?

  • A. Thơ 8 chữ
  • B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật
  • C. Thơ 5 chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 8: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng phương thức biểu đạt gì?

  • A. miêu tả, tự sự
  • B. biểu cảm, miêu tả
  • C. biểu cảm, tự sự
  • D. miêu tả, hành chính- công vụ

Câu 9: Có thể chia bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Nội dung phần 1 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

  • A. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
  • B. Tình yêu quê hương.
  • C. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
  • D. Khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Câu 11: Nội dung phần 2 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

  • A. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
  • B. Tình yêu quê hương.
  • C. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
  • D. Khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Câu 12: Nội dung phần 3 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

  • A. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
  • B. Tình yêu quê hương.
  • C. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
  • D. Khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Câu 13: Trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

  • A. Đảo ngữ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Ẩn dụ 

Câu 14: Nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là:

  • A.  Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cuộc đời và uớc nguyện được cống hiến “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước của tác giả.
  • B.  Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 15: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?

  • A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.
  • B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
  • C. Lộc trải dài nương mạ.
  • D. Lộc giắt đầy trên lưng.

Câu 16: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

  • A. 2/2
  • B. 1/3
  • C. 2/3, 3/2
  • D. 2/3, 2/2

Câu 17: Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua khổ thơ trên là gì ?

  • A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.
  • B. Niềm khát khao được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước .
  • C. Khát khao được hòa mình vào thiên nhiên
  • D. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống , cống hiến phần tốt đẹp , dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước .

Câu 18: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 19: Hình ảnh người ra đồng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" gợi ta nghĩ đến ai?

  • A. người nông dân
  • B. người chiến sĩ
  • C. người kĩ sư
  • D. người bác sĩ

Câu 20: Nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là:

  • A. Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,...
  • C. Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác