Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 4: Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 4: Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Thể loại: thơ năm chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.
- Bố cục:
+ Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
+ Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
+ Khổ 4 + 5 + 6: Khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
2. Tác giả
- Tên: Thanh Hải, tên thật Phạm Bá Ngoãn
- Năm sinh – năm mất: 1930 - 1980
- Quê quán: Phong Điền – Thừa Thiên - Huế
- Đề tài: tình yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước.
- Phong cách sáng tác: giọng điệu mộc mạc, chân thành và hình thức giản dị, giàu tính dân tộc.
3. Tác phẩm
- Xuất xứ: tháng 11/1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, một lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với đời khi đi xa.
=> Hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ người đọc càng hiểu và trân trọng tưởng, tình cảm của nhà thơ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:
- Tín hiệu mùa xuân:
+ Hình ảnh: Dòng sông xanh, hoa tím biếc
+ Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống
+ Âm thanh: Chim chiền chiện hót => vang vọng, vui tươi, trong trẻo, thiết tha, sôi nổi.
=> Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.
- Nghệ thuật:
+ Mọc giữa dòng… tím biếc: Đảo trật tự ngữ pháp. Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh, dòng sông xanh.
+ Giọt long lanh:
Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.
Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối.
=> Sự chuyển đổi cảm giác (tiếng chim như có hình khối để tác giả có thể đưa tay ra hứng (cách hiểu NT).
- Nhận xét: Niềm vui sướng, lạc quan, yêu đời, niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lượng quan trọng nhất của đất nước ta:
+ Hình ảnh “người cầm súng” biểu tượng cho người chiến sĩ nơi tiền tuyến.
+ Hình ảnh “người ra đồng” gợi nhắc đến người nông dân lao động ở hậu phương.
- Hai hình ảnh đều gắn với lộc non của mùa xuân: lộc giắt đầy trên lưng/ lộc trải dài nương mạ => gắn với sự sống của mùa xuân
=> Tất cả vì vẻ đẹp của cuộc sống hòa bình, vì sự sống trong mùa xuân của đất nước.
- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ.
=> Nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân, nhấn mạnh 2 nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới.
=> Diễn tả sức sống của mùa xuân đất nước. Niềm tin, niềm lạc quan vào đất nước: trong gian lao đất nước vẫn vững vàng tiến nhanh về phía trước.
3. Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Tác giả lựa chọn những hình ảnh nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường: con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm
=> Mang lại niềm vui, niềm yêu sống cho tác giả, đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời, cho đất nước, cho mùa xuân dân tộc.
⇨ Thông điệp: Mỗi người phải sống đẹp, sống có ích, góp phần vào mùa xuân chung của đất nước.
- Xưng hô:
TÔI (đại từ ngôi 1 số ít) => TA( đại từ thứ nhất số nhiều) Sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị. Khúc ca của nhà thơ là khúc ca của muôn người. Cái TÔI hòa trong cái TA bao la, rộng lớn. ước nguyện của tác giả đồng thời là ước nguyện chung cao đẹp của mọi người.
=> Khát vọng sống có ích
- Nghệ thuật: Từ láy, điệp từ, phép đối lập.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung - Ý nghĩa
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cuộc đời và ước nguyện được cống hiến “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước của tác giả.
+ Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
2. Nghệ thuật
+ Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô...
+ Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận