Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 Kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Thanh Hải.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có thể chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”

Câu 5: Bài thơ được viết theo thể loại gì?

Câu 6: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

Câu 7: Tóm tắt bài thơ bằng một đoạn văn ngắn.

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Câu 2: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Câu 3: Những câu thơ sau cho thấy cảm xúc của tác giả như thế nào?

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Câu 4: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (câu 3)? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa khổ thơ đó?

Câu 5: Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác và không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

Câu 6: Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ?

3.     VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em hiểu “giọt long lanh” trong câu thơ: “Từng giọt long lanh… tôi hứng” Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì? Có mấy cách hiểu ở đây? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được điều gì về con người, tâm hồn nhà thơ Thanh Hải ?

Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư.

Câu 4: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả?

Câu 5: Tác giả đã lựa chọn hình ảnh nào để miêu tả đất nước vào xuân? Tại sao tác giả chọn hình ảnh đó?

Câu 6: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cảm nhận của em về bức tranh xuân xứ Huế?

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

Câu 3: Dựa vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và kiến thức về xã hội, hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy về tình cảm và trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ, Bài tập Ôn tập lịch sử 7 cánh diều Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ, câu hỏi ôn tập 4 mức độ lịch sử 7 cánh diều Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Văn bản đọc Mùa xuân nho nhỏ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác