Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Mùa xuân nho nhỏ

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Câu 2: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Câu 3: Những câu thơ sau cho thấy cảm xúc của tác giả như thế nào?

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Câu 4: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (câu 3)? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa khổ thơ đó?

Câu 5: Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác và không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

Câu 6: Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ?


Câu 1:

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

    + Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá.

    + Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).

→ Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.

Câu 2:

    - Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:

       + Mùa xuân của thiên nhiên.

       + Mùa xuân của đất nước.

       + Mùa xuân của tác giả.

Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.

Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao” khiến người ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng tạo nên được sự hối hả, háo hức của người cầm súng, người ra đồng hình ảnh mùa xuân đất nước được mở rộng dần.

Câu 3: 

Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.

Câu 4: 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

    + Biện pháp nhân hóa, so sánh đất nước với “vì sao” – nguồn sáng vĩnh hằng, lấp lánh vượt qua mọi không gian và thời gian.

→ Tác giả muốn bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn và vĩnh cửu cùng với vũ trụ, đó là nguyện ước và niềm hy vọng đẹp đẽ của tác giả về mùa xuân của đất nước.

Câu 5: 

Tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác vì màu tím là màu của hy vọng, thuỷ chung mang ý nghĩa tượng trưng khơi dạy bao khát khao huy vọng được tác giả hình tượng hoá trên nền dịu mát của con sông Hương. Dụng ý của tác giả cho thấy loài hoa nào, dòng sông nào không quan trọng. Vì tác giả muốn gợi ra cho người đọc thấy cái linh hồn của cảnh vật, cái hài hoà tự nhiên của màu sắc. Và nó là vẻ đẹp chung của xứ Huế khi mùa xuân đến.

Câu 6: 

Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt có điểm đặc biệt ở chỗ đảo trật tự ngữ pháp.

=> Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh, dòng sông xanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác