Giải VBT Toán 9 Chân trời bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp

Giải chi tiết VBT Toán 9 chân trời sáng tạo bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 3: GÓC Ở TÂM, GÓC NỘI TIẾP

Bài tập 1 trang 92 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Tìm số đo các cung nhỏ và số đo Tech12h của góc nội tiếp tương ứng trong mỗi hình sau:

Tech12h

Bài giải chi tiết: 

a) Ta có: ˆACL,ˆARL lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung AL của đường tròn (R).

Do đó sđAL⏜=ARL^=40°; θ=ˆACL=Tech12h=20°.

b) Ta có: ˆRFM,ˆROM lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung RM của đường tròn (O).

Do đó: sđRM⏜=ˆROM=116°; θ=ˆRFM=Tech12hsđRM⏜ =58°.

Bài tập 2 trang 92 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O; R) và dây cung MN=R√3. Tính số đo của mỗi cung MN ⏜ (cung lớn và cung nhỏ).

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Kẻ OH ⊥ MN tại H.

Xét ∆OMN cân tại O (do OM = ON = R) có OH là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến, hay H là trung điểm của MN.

Do đó: HM = HN = Tech12h

Xét ∆HMO vuông tại H, có: 
cosˆHMO = Tech12h ˆHMO=30°

Mà ∆OMN cân tại O nên ta có:

ˆMON=180°−2ˆHMO=180°−2⋅30°=120

Suy ra số đo cung nhỏ MN là 120°, số đo cung lớn MN là 360° – 120° = 240°.

Bài tập 3 trang 92 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại M và ˆAMB=35°.

a) Tính số đo của góc ở tâm tạo bởi hai bán kính OA, OB.

b) Tính số đo mỗi cung AB⏜ (cung lớn và cung nhỏ).

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

a) Vì MA, MB là hai tiếp tuyến của (O) nên OA ⊥ AM; OB ⊥ BM.

Suy ra ˆOAM=90°,ˆOBM=90°.

Xét tứ giác AOBM, ta có:
OAM+ˆOBM+ˆAMB+ˆAOB=360°

Suy ra 90°+90°+35°+ˆAOB=360°

Do đó ˆAOB=360°−90°−90°−35°=145°.

b) Vì ˆAOB=145° nên số đo cung nhỏ AB là 145° và số đo cung lớn AB là:

360° – 145° = 215°.

Bài tập 4 trang 93 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A, B phân biệt. Đường phân giác của ˆOBO' cắt các đường tròn (O), (O’) tại các điểm thứ hai theo thứ tự là C và D. So sánh ˆBOC và ˆBO'D.

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Ta có ˆOBC=ˆCBO′ (vì BC là đường phân giác của ˆOBO′).OBO'^). (1)

Do B, C thuộc đường tròn (O) nên OB = OC, suy ra ∆OBC cân tại O, do đó ˆOBC=ˆOCB (2)

Do B, D thuộc đường tròn (O’) nên O’B = O’D, suy ra ∆O’BD cân tại O’, do đó ˆCBO′=ˆO′DB. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra ˆOBC=ˆOCB=ˆCBO′=ˆO′DB

Mặt khác, ˆBOC=180°−ˆOBC−ˆOCB và ˆBO′D=180°−ˆO′BD−ˆODB

Do đó ˆBOC=ˆBO'D.

Bài tập 5 trang 93 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) đường kính AB và một dây cung AP. Tia AP cắt tiếp tuyến tại B của đường tròn (O) tại T. Chứng minh rằng:

Tech12h

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

a) Do AB là đường kính của đường tròn (O), P thuộc đường tròn (O), suy ra ˆAPB=90°.

Do đó ˆPAB+ˆB1=90° (1)

Do tia AP cắt tiếp tuyến tại B của đường tròn (O) tại T nên AB ⊥ BT

Do đó ˆB1+ˆB2=90° (2)

Từ (1), (2) suy ra ˆATB=ˆB1

Mà ˆB1=Tech12hˆAOP (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung AP) nên ˆATB=Tech12hˆAOP =Tech12hAOP^ hay ˆAOP=2ˆATB.

b) Do A, P thuộc đường tròn (O) nên AO = OP, do đó ∆AOP cân tại O, suy ra ˆPAO=ˆAPO.

Mà ˆPAO=ˆPBT (cùng phụ với ˆB1),  suy ra ˆAPO=ˆPBT.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Toán 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Toán 9 CTST, Giải VBT Toán 9 bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác