Giải VBT Toán 9 Chân trời bài tập cuối chương 8
Giải chi tiết VBT Toán 9 chân trời sáng tạo bài tập cuối chương 8. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 8
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Bài tập 1 (trang 67): Một bình chứa 2 bông hoa hồng nhung, 1 bông hoa hồng vàng và 1 bông hoa hồng bạch. Bạn Dung rút ngẫu nhiên đồng thời 2 bông hoa từ bình.
a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 12.
b) Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là
A.
B.
C.
D.
c) Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là
A.
B.
C.
D.
d) Xác suất của biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là
A.
B.
C.
D.
Bài giải chi tiết:
a) Đáp án đúng là: C
Kí hiệu hai bông hồng nhung là X1, X2.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(X1; X2); (X1; vàng); (X1; bạch); (X2; vàng); (X2; bạch); (vàng; bạch)}.
Không gian mẫu của phép thử có 6 phần tử.
b) Đáp án đúng là: D
Có 2 bông hoa hồng nhung cùng loại nên có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là: (X1; X2).
Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là P=
c) Đáp án đúng là: A
Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là: (X1; bạch); (X2; bạch); (vàng; bạch).
Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là P=
d) Đáp án đúng là: C
Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là: (X1; X2); (X1; vàng); (X1; bạch); (X2; vàng); (X2; bạch).
Xác suất của biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là P=
Bài giải chi tiết:
Có 4 viên bi được ghi số lần lượt là 1; 2; 3; 4 và được xếp thành một hàng ngang như hình bên. Bạn Thọ lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 viên bi trong 4 viên bi đó, viên bi lấy ra lần thứ nhất không được hoàn lại trước lần lấy thứ hai.
a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 12.
b) Xác suất của biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là
A.
B.
C.
D.
c) Xác suất của biến cố “Tích các số trên 2 viên bi được chọn là số lẻ” là
A.
B.
C.
D.
d) Xác suất của biến cố “Số của viên bi lấy ra lần thứ hai lớn hơn số của viên bi lấy ra lần thứ nhất” là
A.
B.
C.
D.
Bài giải chi tiết:
a) Đáp án đúng là: D
Kí hiệu (i; j) là kết quả lấy ra lần đầu ghi số i và lấy ra lần sau ghi số j.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 2); (1; 3); (1; 4); (2; 1); (2; 3); (2; 4); (3; 1); (3; 2); (3; 4); (4; 1); (4; 2); (4; 3)}.
Không gian mẫu của phép thử có 12 phần tử.
b) Đáp án đúng là: A
Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là: (1; 2); (2; 1); (2; 3); (3; 2); (3; 4); (4; 3).
Vậy xác suất của biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là :P =
c) Đáp án đúng là: D
Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích các số trên 2 viên bi được chọn là số lẻ” là: (1; 3); (3; 1).
Vậy xác suất của biến cố “Tích các số trên 2 viên bi được chọn là số lẻ” là:P=
d) Đáp án đúng là: A
Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số của viên bi lấy ra lần thứ hai lớn hơn số của viên bi lấy ra lần thứ nhất” là: (1; 2); (1; 3); (1; 4); (2; 3); (2; 4); (3; 4).
Vậy xác suất của biến cố “Số của viên bi lấy ra lần thứ hai lớn hơn số của viên bi lấy ra lần thứ nhất” là:P=
Bài tập 3 (trang 68):
Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).
Một hộp chứa 4 quả bóng xanh, 4 quả bóng trắng và 2 quả bóng đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Gọi A là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu xanh” và B là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”.
a) Không gian mẫu của phép thử có 3 phần tử.
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 2.
c) Xác suất của biến cố B là
d) Khả năng xảy ra của biến cố A gấp hai lần khả năng xảy ra của biến cố B.
Bài giải chi tiết:
⦁ Số quả bóng có trong hộp là: 4 + 4 + 2 = 10 (quả bóng).
Do đó không gian mẫu của phép thử có 10 phần tử. Như vậy, ý a) là sai.
⦁ Trong hộp có 2 quả bóng màu đỏ nên số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 2. Như vậy, ý b) là đúng.
⦁ Xác suất của biến cố B là:P(B)= . Như vậy, ý c) là sai.
⦁ Trong hộp có 4 quả bóng màu xanh nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 4.
Xác suất của biến cố A là: P(A)= =2P(B)
Do đó khả năng xảy ra của biến cố A gấp hai lần khả năng xảy ra của biến cố B.
Như vậy, ý d) là đúng.
Vậy:
a) S;
b) Đ;
c) S;
d) Đ.
Bài tập 4 (trang 68):
Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).
Hộp thứ nhất chứa 2 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2. Hộp thứ hai chứa 3 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp thứ nhất và 1 thẻ từ hộp thứ hai. Gọi A là biến cố “Hai thẻ lấy ra ghi cùng một số” và B là biến cố “Tích các số trên hai thẻ lấy ra là số chính phương”.
a) Không gian mẫu của phép thử có 5 phần tử.
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 2.
c) Xác suất của biến cố A là
d) Khả năng xảy ra của biến cố A bằng khả năng xảy ra của biến cố B.
Bài giải chi tiết:
⦁ Kết quả của phép thử có dạng (a; b), trong đó a và b lần lượt là số được đánh trên tấm thẻ lấy ra từ hộp thứ nhất và hộp thứ hai.
Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (2; 1); (2; 2); (2; 3)}.
Không gian mẫu có 6 phần tử. Do đó ý a) là sai.
⦁ Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 1) và (2; 2). Do đó ý b) là đúng.
⦁ Xác suất của biến cố A là:P(A)= Do đó ý c) là đúng.
⦁ Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 1) và (2; 2).
Xác suất của biến cố B là:P(B)= . Do đó ý d) là đúng.
Vậy:
a) S;
b) Đ;
c) Ð;
d) Ð.
Bài tập 5 (trang 68):
Tổ 2 gồm 4 bạn học sinh là Mỵ, Châu, Trọng, Thuỷ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên?
a) Chọn ra lần lượt 4 học sinh từ Tổ 2.
b) Chọn ra 1 học sinh có tên bắt đầu từ chữ cái M từ Tổ 2.
c) Chọn ra đồng thời 2 học sinh có tên bắt đầu từ chữ cái T từ Tổ 2.
Bài giải chi tiết:
⦁ Hoạt động a) có nhiều kết quả có thể xảy ra, chẳng hạn 4 bạn học sinh lần lượt được chọn là: Mỵ, Châu, Trọng, Thuỷ hoặc Châu, Mỵ, Trọng, Thủy; …
Do đó ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng ta có thể biết tất cả các kết quả có thể xảy ra của nó. Vì vậy, hoạt động a) là phép thử ngẫu nhiên.
⦁ Hoạt động b) và c) không phải là phép thử ngẫu nhiên vì ta biết trước được mỗi phép phép thử này chỉ có 1 kết quả có thể xảy ra.
Bài tập 6 (trang 68):
Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn.
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó.
a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử?
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”;
B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”.
Bài giải chi tiết:
a) Trong nhóm học sinh lớp 9 có 10 học sinh nên số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 10.
b) ⦁ Do có 5 bạn học trường Quang Trung nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 5.
Xác suất của biến cố A là P(A)= = = 5
⦁ Số học sinh không học trường Tây Sơn là: 5 + 3 = 8 (học sinh).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 8.
Xác suất của biến cố B là P(B)= = = 0.8
Bài tập 7 (trang 69):
Một doanh nghiệp nhận thấy tỉ lệ nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 35%, 45% và 20%. Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của doanh nghiệp.
Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Nhân viên được chọn có quê ở Hậu Giang”;
B: “Nhân viên được chọn có quê không phải ở Cần Thơ”;
C: “Nhân viên được chọn có quê ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Bài giải chi tiết:
Gọi N là số nhân viên của doanh nghiệp. Số lượng nhân viên có quê ở Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ lần lượt là 0,35N; 0,45N và 0,2N (nhân viên).
Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = N.
⦁ Số nhân viên có quê ở Hậu Giang là 0,45N. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 0,45N.
Xác suất của biến cố A là P(A)= = = 0.45
⦁ Số nhân viên có quê không phải ở Cần Thơ là: N – 0,2N = 0,8N (nhân viên).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 0,8N.
Xác suất của biến cố B là P(B)= = = 0.8
⦁ Do Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ đều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên C là biến cố chắc chắn.
Vậy P(C) = 1.
Bài tập 8 (trang 69):
Bạn Minh quan tâm đến mối liên hệ giữa giới tính và màu sắc yêu thích nhất của mỗi người. Sau khi phỏng vấn tất cả 40 học sinh lớp 9A, Minh thu được kết quả sau:
Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong lớp 9A. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Bạn được chọn là nam và yêu thích nhất màu đen”;
B: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh”;
C: “Bạn được chọn yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ”;
D: “Bạn được chọn là nữ và có màu sắc yêu thích nhất không phải là màu đỏ”.
Bài giải chi tiết:
Do lớp 9A có 40 học sinh nên số kết quả có thể xảy ra của phép thử là n(Ω) = 40.
⦁ Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 8.
Xác suất của biến cố A là P(A)= = = 0.2
⦁ Số học sinh yêu thích nhất màu xanh là: 7 + 3 = 10 (học sinh).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 10.
Xác suất của biến cố B là P(B)= = = 0,25
⦁ Số học sinh yêu thích nhất màu xanh hoặc màu đỏ là:
7 + 3 + 2 + 7 = 19 (học sinh).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 19.
Xác suất của biến cố C là P(C)= = = 0.475
⦁ Số học sinh nữ có màu sắc yêu thích nhất không phải màu đỏ là:
6 + 3 + 3 = 12 (học sinh).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố D là n(D) = 12.
Xác suất của biến cố D là P(D)= = = 3
Bài tập 9 (trang 69):
Trên giá sách có 3 quyển sách Toán, Ngữ văn và Mĩ thuật được sắp xếp theo thứ tự đó. Bạn Thành lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 quyển sách từ trên giá.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi và tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Có 1 quyển sách Toán trong 2 quyển sách được lấy”;
B: “Không có quyển sách Mĩ thuật nào trong 2 quyển sách được lấy”;
C: “Hai quyển sách được lấy được xếp cạnh nhau trên giá”;
D: “Hai quyển sách được lấy đều là sách Ngữ văn”.
Bài giải chi tiết:
a) Không gian mẫu của phép thử gồm các phần tử là:
Ω = {Toán và Ngữ văn; Toán và Mĩ thuật; Ngữ Văn và Mĩ thuật}.
b) Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 3.
⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: Toán và Ngữ văn; Toán và Mĩ thuật.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 2.
Xác suất của biến cố A là P(A)= =
⦁ Kết quả thuận lợi cho biến cố B là: Toán và Ngữ văn.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 1.
Xác suất của biến cố B là P(B) = =
⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: Toán và Ngữ văn; Ngữ văn và Mĩ thuật.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 2.
Xác suất của biến cố C là P(C)= =
⦁ Không có kết quả nào thuận lợi cho biến cố D vì trên giá sách chỉ có 1 quyển Ngữ văn, do đó P(D) = 0.
Bài tập 10 (trang 69):
Hộp thứ nhất chứa 3 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh và một số viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Bạn An chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ nhất, bạn Thắng chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ hai.
a) Tính xác suất của biến cố “Bạn An chọn được viên bi màu xanh”.
b) Biết rằng xác suất bạn Thắng chọn ngẫu nhiên được viên bi màu xanh bằng xác suất bạn An chọn được viên bi màu xanh. Trong hộp thứ hai có bao nhiêu viên bi đỏ?
Bài giải chi tiết:
a) Số kết quả có thể xảy ra khi bạn An chọn 1 viên bi từ hộp thứ nhất là 9.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn An chọn được viên bi màu xanh” là n(A) = 3.
Xác suất của biến cố A là P(A) = = =
b) Gọi x là số viên bi đỏ trong hộp thứ hai.
Số kết quả có thể xảy ra khi Thắng chọn 1 viên bi từ hộp thứ hai là x + 5.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Bạn Thắng chọn được viên bi màu xanh” là n(B) = 5.
Xác suất của biến cố B là P(B)= =
Do P(A) = P(B) nên =
Giải phương trình:
=
x + 5 = 5.3
x + 5 = 15
x = 10.
Vậy trong hộp thứ hai có 10 viên bi đỏ.
Bài tập 11 (trang 69):
Bạn Hiền gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét biến cố A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số nguyên tố”.
a) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A.
b) Tính xác suất của biến cố A.
Bài giải chi tiết:
a) Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (1; 2); (1; 3); (1; 5); (2; 1); (3; 1); (5; 1).
b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 6.
Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 36.
Xác suất của biến cố A là P(A)= = =
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Toán 9 chân trời sáng tạo , Giải VBT Toán 9 CTST, Giải VBT Toán 9 bài tập cuối chương 8
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận