Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 9 Chân trời bài tập cuối chương 8

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo bài tập cuối chương 8 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biến cố không bao giờ xảy ra là:

  • A. Biến cố không thể;
  • B. Biến cố chắc chắn;
  • C. Phép thử;
  • D. Không gian mẫu.

Câu 2: Cho biến cố A có không gian mẫu Ω và  là biến cố đối của biến cố A. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. n(Ω) = P(A).n(A);
  • B. A=Ω\
  • C. P() + P(A)=P(Ω)
  • D. n(A) = P(A).n(Ω).

Câu 3: Nguyên lí xác suất bé được phát biểu như thế nào?

  • A. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó có xác suất bằng 0;
  • B. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó không chắc sẽ xảy ra;
  • C. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó chắc chắn sẽ xảy ra;
  • D. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.

Câu 4: Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. Biến cố chắc chắn là biến cố không bao giờ xảy ra;
  • B. Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố;
  • C. Một kết quả thuộc biến cố A được gọi là kết quả làm cho biến cố A không xảy ra;
  • D. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 0.

Câu 5: Một hộp chứa 4 quả cầu trắng và 6 quả cầu xanh có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 3 quả cầu từ trong hộp. Hoạt động nào sau đây không phải là biến cố của phép thử trên?

  • A. Ba quả cầu lấy ra cùng màu với nhau;
  • B. Ba quả cầu lấy ra có ít nhất một quả màu trắng;
  • C. Ba quả cầu lấy ra gồm có ba màu;
  • D. Ba quả cầu lấy ra có nhiều nhất hai quả cầu màu xanh.

Câu 6: Cho biến cố A có không gian mẫu là Ω và là biến cố đối của biến cố A. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. P(A) ≥ 0, với mọi biến cố A;
  • B. P(∅) = 0;
  • C. P(Ω) > 1;
  • D. P(A) ≤ 1, với mọi biến cố A.

Câu 7: Lấy ngẫu nhiên hai viên bi từ một thùng có 4 bi xanh, 5 bi đỏ và 6 bi vàng. Số phần tử của không gian mẫu là:

  • A. 30;
  • B. 17;
  • C. 105;
  • D. 210.

Câu 8: Hai xạ thủ bắn vào một tấm bia, xác suất bắn trúng bia của xạ thủ 1 và 2 lần lượt là 0,8 và 0,7. Xạ thủ nào có khả năng bắn trúng thấp hơn?

  • A. Xạ thủ 1;
  • B. Xạ thủ 2;
  • C. Cả hai xạ thủ đều có khả năng bắn trúng như nhau;
  • D. Không thể xác định được.

Câu 9: Cho phép thử có không gian mẫu là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Các cặp biến cố không đối nhau là:

  • A. A = {1} và B = {2; 3; 4; 5; 6};
  • B. C = {1; 4; 5} và D = {2; 3; 6};
  • C. E = {1; 4; 6} và F = {2; 3};
  • D. Ω và ∅.

Câu 10: Một bể cá gồm 5 con cá Koi và 7 con cá vàng. Một người vớt ngẫu nhiên 4 con cá từ bể cá đó. Số kết quả thuận lợi của biến cố X: “Vớt được 2 con cá Koi và 2 con cá vàng” là:

  • A. 210;
  • B. 201;
  • C. 31;
  • D. 495.

Câu 11: Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất ba lần. Xét biến cố A: “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất 1 lần”. Tập hợp nào sau đây mô tả biến cố A?

  • A. A = {SSN, NSS, SNN, NNS, NNN};
  • B. A = {SSN, SNS, NSS, NNN};
  • C. A = {SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN};
  • D. A = { SSN, SNS, NSS}.

Câu 12: Trong buổi sinh hoạt nhóm của lớp, tổ một có 12 học sinh gồm 4 học sinh nữ trong đó có Mai và 8 học sinh nam trong đó có Đức. Chia tổ thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh và phải có ít nhất 1 học sinh nữ. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Mai và Đức cùng một nhóm” là:

  • A. 2 100;
  • B. 1 470;
  • C. 840;
  • D. 42.

Câu 13: Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 5 học sinh nam (trong đó có Bình) và 5 học sinh nữ (trong đó có Phương) thành một hàng ngang. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Trong 10 học sinh trên không có hai học sinh cùng giới đứng cạnh nhau, đồng thời Bình và Phương cũng không đứng cạnh nhau” là:

  • A. 4 608;
  • B. 9 216;
  • C. 13 824;
  • D. 18 432.

Câu 14: Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Gọi A là biến cố “Số tự nhiên được chọn gồm 4 số 3; 4; 5; 6”. Xác suất của biến cố A là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. .

Câu 15: Một hộp đựng 1 viên bi màu xanh, 1 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi và xem màu của viên bi đó rồi đặt lại vào hộp, thử nghiệm 3 lần liên tiếp. Xác suất để có ít nhất 2 lần lấy viên bi cùng màu là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 16: Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1; 3; 5; 7; 9. Xác suất để tìm được một số không có dạng là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 17: Một lớp có 30 học sinh, trong đó có 8 học sinh giỏi, 15 học sinh khá và 7 học sinh trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh đi dự đại hội. Xác suất để trong 3 học sinh được chọn không có học sinh trung bình là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 18: Một lớp học có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Xác suất để 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ là:

  • A. ;
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 19: Một tổ có 9 học sinh, trong đó có 5 học sinh nam và 4 học sinh nữ được xếp thành hàng dọc. Xác suất sao cho 5 học sinh nam đứng kề nhau là:

  • A.
  • B. ;
  • C.
  • D.

Câu 20: Có ba chiếc hộp. Mỗi hộp chứa 5 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp một thẻ rồi cộng các số trên 3 tấm thẻ vừa rút ra lại với nhau. Xác suất để kết quả thu được là số chẵn là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác