Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 9 Chân trời Bài tập cuối chương 7

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 7 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu đồ cột sau biểu diễn số người tham gia bảo hiểm y tế của Việt Nam ở một số năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Từ năm 2010 đến năm 2019, số người tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta tăng lên bao nhiêu %?

A graph with numbers and a bar

Description automatically generated

  • A. 36,16%
  • B. 63,61%
  • C. 53,67%
  • D. 35,76%

Câu 2: Một công ty nông sản xuất khẩu 4 mặt hàng chủ lực là Chè (C), Hạt điều (Đ), Hạt tiêu (T), Sắn (S). 40 container hàng xuất khẩu của công ty được thông quan qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái vào tháng 5 năm 2023 như sau. Tần số tương đối của các giá trị C, Đ, T, S lần lượt là:

  • A. 22,5%; 32,5%; 17,5%; 27,5%
  • B. 32,5%; 22,5%; 27,5%; 17,5%
  • C. 27,5%; 27,5%; 17,5%; 32,5%
  • D. 37,5%; 27,5%; 22,5%; 12,5%

Câu 3: Cho dãy số liệu sau:

121142154159171189203211223247
251264278290305315322355367388
4504905475259     

Có bao nhiêu phần trăm số liệu không nhỏ hơn 150?

  • A. 80%
  • B. 82%
  • C. 84%
  • D. 86%

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Có những phép thử mà tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó hoàn toàn xác định. 
  • B. Các kết quả xảy ra có tính ngẫu nhiên, ta có thể đoán trước được. Những phép thử như thế gọi là phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) và tập hợp Ω gọi là không gian mẫu của phép thử.
  • C. Các kết quả có thể xảy ra của một phép thử có khả năng xuất hiện như nhau được gọi là đồng khả năng.
  • D. Kết quả thuận lợi cho biến cố A là một kết quả có thể của phép thử làm cho biến cố A xảy ra.

Câu 5: Calo (Cal hay kcal) là đơn vị năng lượng mà cơ thể chuyển hoá từ thức ăn để duy trì các hoạt động sống. 1 Cal = 1 kcal = 1 000 cal. Lượng Calo trong 100 g trái cây của táo, chuối, nho, xoài, dứa lần lượt như sau: 52; 88; 70; 62; 66. (Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Tổng lượng Calo trong 100 g của trái táo và 100 g trái chuối bằng bao nhiêu % tổng lượng Calo trong 100 g của trái nho, 100 g trái xoài và 100 g trái dứa

  • A. 65%
  • B. 58%
  • C. 49%
  • D. 71%

Câu 6: Một hộp có hai bi trắng được đánh số từ 1 đến 2, 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5 và 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi:

Mô tả không gian mẫu

  • A. Ω ={(m,n)|1 ≤ m ≤ 7,1 ≤ n ≤ 7}
  • B. Ω ={(m,n)|1 ≤ m ≤ 7,1 ≤ n ≤ 7,m ≠ n}
  • C. Ω ={(m,n)|1 ≤ m ≤ 5,6 ≤ n ≤ 7}
  • D. Ω ={(m,n)|1 ≤ m ≤ 3,4 ≤ n ≤ 7}

Câu 7: Điểm thi của 32 học sinh trong kì thi chứng chỉ Tiếng Anh A2 (thang điểm 100) như sau :

68   79   65   85   52   81   55   65   49   42   68   66   56   57   65   72      

69   60   50   63   74   88   78   95   41   87   61   72   59   47   90   74

Lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:

[40; 50); [50; 60); [60;70); [ 70; 80); [80; 90); [90;100]

Số phương sai là:

  • A. 190,23
  • B. 192,03
  • C. 193,2
  • D. 192,23

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?

  • A. Khi số lượng đối tượng thống kê ít, ta có thể dùng bảng thống kê hoặc biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu. 
  • B. Biểu đồ cột là cách biểu diễn trực quan các số liệu thống kê, vì thế biểu đồ cột thuận lợi hơn bảng thống kê trong việc nhận biết đặc điểm của các số liệu thống kê. 
  • C. Tuy nhiên, khi số lượng đối tượng thống kê nhiều, ta nên dùng bảng thống kê để biểu diễn dữ liệu.
  • D. Nếu mỗi đối tượng thống kê đều có hai số liệu thống kê theo hai tiêu chí khác nhau thì ta nên dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu. 

Câu 9: Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Ngân viết lên các viên bi đó các số 1, 2, 3, ..., 20; hai viên bi khác nhau thì viết hai số khác nhau. Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bị trong hộp”. Tính xác suất của biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia cho 7 dư 1”.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 10: Tổng điểm mà các thành viên đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO – hình thức thi trực tiếp) của Việt Nam đạt được trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2022, 2023 được thống kê lần lượt như sau: 159; 161; 133; 113; 148; 180; 157; 151; 151; 155; 148; 177; 150; 196; 180. (Nguồn: https://imo-official.org). Cho biết có bao nhiêu số liệu thống kê ở trên.

  • A. 14
  • B. 15
  • C. 30
  • D. 28

Câu 11: Một trường trung học cơ sở chọn 39 học sinh nữ khối 9 để đo chiều cao (đơn vị: cm) và thu được mẫu số liệu sau:

160159159158158160161163161161
161162162161163164163163163164
164165165165164166166167164167
169168168167169169159169158 

Ghép các số liệu trên thành sáu nhóm theo các nửa khoảng có độ dài bằng nhau, ta được các nhóm đó là:

  • A. [158; 160), [160; 163), [163; 164), [164; 167), [167; 168), [168; 170).
  • C. [158; 160), [160; 162), [162; 165), [165; 168), [168; 169), [169; 170).
  • D. [158; 161), [161; 164), [164; 167), [167; 168), [168; 169), [169; 170).

Câu 12: Lúa là cây trồng chủ lực hằng năm ở nhiều địa phương trên cả nước. Bảng 17 thống kê sản lượng lúa vụ Đông xuân, vụ Hè thu, vụ Mùa năm 2021 của nước ta như bảng dưới. Tỉ số phần trăm của sản lượng lúa vụ Đông xuân và tổng sản lượng lúa vụ Đông xuân, vụ Hè thu, vụ Mùa năm 2021 của Việt Nam là:

Vụ lúaĐông xuânHè thuMùa
Sản lượng (đơn vị: triệu tấn)20,29811,1448,358
  • A. 51%
  • B. 21%
  • C. 28%
  • D. 34%

Câu 13: Trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân có hai câu thơ: 

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”.

Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái H; N; G; L lần lượt xuất hiện trong hai câu thơ trên là: H; N; G; N; H; N; G; N; H; H; N; G; L; N; N; H; N; H; N; G. Trong mẫu dữ liệu thống kê trên, tần số của giá trị G là bao nhiêu?

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 9
  • D. 5

Câu 14: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1 000. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 15: Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của các đối tượng theo thời gian, ta thường dùng biểu đồ gì?

  • A. Biểu đồ tròn
  • B. Biểu đồ cột kép
  • C. Biểu đồ đoạn thẳng
  • D. Biểu đồ cột

Câu 16: Thống kê số quyển sách quyên góp ủng hộ thư viện nhà trường của 100 học sinh khối 9 như sau:

5038353850382738472727353832383235323532
3838353235383850324727383527473538383235
3535273238353232383238352738273827323838
3832383235273538322750322735473238273232
3827353835473538353835353535352750383238

Trong 100 số liệu thống kê ở trên, có bao nhiêu giá trị khác nhau?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 17: Trong bài thơ “Lượm” nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ:

“Chú bé loắt choắt

Cải xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh...”

Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái C; N; H; T; L lần lượt xuất hiện trong những câu thơ trên là:

C; H; L; T; C; H; T; C; C; N; H;

N; H; C; C; H; N; T; H; N; T; H;

T; C; N; H; N; H; N; H; N; H.

Tần số tương đối của chữ cái C là:

  • A. 21,875%
  • B. 25%
  • C. 34,375%
  • D. 15,625%

Câu 18: Dãy N số liệu thống kê được cho trong bảng phân bố tần suất sau đây:

Giá trị01234Cộng
Tần suất (%)6,2550256,2512,5100%

N có thể nhận giá trị nào trong các giá trị cho sau đây?

  • A. N = 72
  • B. N = 68
  • C. N = 88
  • D. N = 64

Câu 19: Từ các chữ số 1,2,3,4 nhười ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau. Tính số phần tử không gian mẫu

  • A. 16 
  • B. 24 
  • C. 6 
  • D. 4

Câu 20: Chọn ngẫu nhiên một vé xổ số có bốn chữ số được lập từ các chữ số từ 0 đến 9. Tính xác suất của biến cố N: “Lấy được vé xổ số không có chữ số 3".

  • A. 0,5616
  • B. 0,6561
  • C. 0,9
  • D. 0,1

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác