Trắc nghiệm Toán 10 cánh diều bài 1 Tọa độ của vectơ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài 1 Tọa độ của vectơ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A(3; 5), B(1; 2), C(5; 2) và D(m ; n) . Tính m + n để ACDB là hình bình hành.
- A. m + n = 3;
- B. m + n = – 1;
C. m + n = 2;
- D. m + n = 4.
Câu 2: Cho A (2; –4), B (–5; 3). Tìm tọa độ của $\overrightarrow{AB}$
- A. (7; –7);
B. (–7; 7);
- C. (9; –5);
- D. (1; –5).
Câu 3: Cho các vectơ sau: $\overrightarrow{a}=3\overrightarrow{j},\overrightarrow{b}(0;3),\overrightarrow{c}=3\overrightarrow{i}$. Có bao nhiêu cặp vectơ bằng nhau:
- A. 0;
B. 1;
- C. 2;
- D. 3.
Câu 4: Trong hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A (–1 ; 1), B (1 ; 3), C (–1; 4) , D(1; 0). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. $\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{AC}$
- B. $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CA}$
C. $\overrightarrow{DA}=\overrightarrow{BC}$
- D. $\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{BC}$
Câu 5: Trong hệ tọa độ Oxy cho A (5; 2), B (10; 8). Tìm tọa độ của vectơ $\overrightarrow{AB}$
- A. $\overrightarrow{AB}$= (15; 10);
- B. $\overrightarrow{AB}$= (2; 4);
C. $\overrightarrow{AB}$ = (5; 6);
- D. $\overrightarrow{AB}$ = (50; 16).
Câu 6: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho $\overrightarrow{OA}=(a1;a2)$. Khi đó hoành độ và tung độ của $\overrightarrow{OA}$ lần lượt là:
A. a1 và a2
- B. a2 và a1
- C. $a1\overrightarrow{i}$ và $a2\overrightarrow{j}$
- D. -a1 và -a2
Câu 7: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (1; 1), B (-2; -2), C (7; 7) Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. A, B, C thẳng hàng ;
- B. B ở giữa hai điểm A và C ;
C. A ở giữa hai điểm B và C ;
- D. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$ cùng hướng.
Câu 8: Để xác định hoành độ của điểm K tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thực hiện như sau:
- A. Kẻ một đường thẳng đi qua điểm K và vuông góc với trục Oy, đường thẳng này cắt trục Oy tại điểm K’’ ứng với số k2. Khi đó k2 là hoành độ của điểm K;
- B. Kẻ một đường thẳng bất kì đi qua điểm K, đường thẳng này cắt trục Ox tại điểm K’ ứng với số k1. Khi đó k1 là hoành độ của điểm K;
C. Kẻ một đường thẳng đi qua điểm K và vuông góc với trục Ox, đường thẳng này cắt trục Ox tại điểm K’ ứng với số k1. Khi đó k1 là hoành độ của điểm K;
- D. Vì K là điểm tùy ý nên ta có thể chọn hoành độ của điểm K tùy ý.
Câu 9: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho G(3; 5). Tọa độ của $\overrightarrow{OG}$ là:
- A. (3; –5);
- B. (5; 3);
- C. (–3; –5);
D. (3; 5).
Câu 10: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm G (–1; 1). Tìm tọa độ điểm M đối xứng với G qua trục Oy.
- A. (0; 1) ;
- B. (–1; 0) ;
- C. (–1; –1);
D. (1; 1).
Câu 11: Trong hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A (1; 3); B (–1; 2); C (–2 ; 1). Tìm tọa độ D sao cho tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
- A. (–2; 0);
B. (0; 2);
- C. (–1; 2);
- D. (–1; 0).
Câu 12: Trong hệ tọa độ Oxy cho bốn điểm A (3; -2), B (7; 1), C (0; 1), D (-8; -5) Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}$ là hai vectơ trùng nhau ;
B. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}$ ngược hướng ;
- C. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}$ cùng hướng ;
- D. A, B, C, D trùng nhau.
Câu 13: Cho C (3; –4), D (–1; 2). Biểu diễn vectơ $\overrightarrow{CD}$ qua vectơ $\overrightarrow{i}$ và vectơ $\overrightarrow{j}$
A. $-4\overrightarrow{i}+6\overrightarrow{j}$
- B. $2\overrightarrow{i}-2\overrightarrow{j}$
- C. $4\overrightarrow{i}-6\overrightarrow{j}$
- D. $-3\overrightarrow{i}-8\overrightarrow{j}$
Câu 14: Trong hệ tọa độ Oxy cho hai điểm I (2; –3). Tìm tọa độ điểm M đối xứng với điểm I qua gốc O.
- A. (2; 3);
- B. (–2; –3);
- C. (3; 2);
D. (–2; 3).
Câu 15: Trong hệ tọa độ Oxy cho A (-1; 5), B (5; 5), C (-1; 11). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. A, B, C trùng nhau ;
- B. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$ cùng phương ;
C. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$ không cùng phương ;
- D. $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$ bằng nhau.
Câu 16: Tìm tọa độ của vectơ $\overrightarrow{EF}$, biết $\overrightarrow{EF}$ biết $\overrightarrow{EF}=6\overrightarrow{i}-9\overrightarrow{j}$
A. (6; –9);
- B. (4; –5);
- C. (6; 9) ;
- D. (–5; –14).
Câu 17: Trong hệ tọa độ Oxy cho bốn điểm A(1; 1), B(2; -1), C(4 ; 3), D (3 ; 5) Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tứ giác ABCD là hình bình hành ;
- B. A, B, C, D trùng nhau ;
- C. $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}$
- D. $\overrightarrow{AC},\overrightarrow{AD}$ cùng phương.
Câu 18: Cho hai vectơ $\overrightarrow{u}=(2a-1;-3)$ và $\overrightarrow{v}=(3;4b+1)$. Tìm các số thực a và b sao cho cặp vectơ đã cho bằng nhau:
A. a = 2, b = – 1;
- B. a = – 1, b = 2;
- C. a = – 1, b = – 2;
- D. a = 2, b = 1.
Câu 19: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(4; – 1), B (7; 8). Tọa độ của điểm C là điểm đối xứng của A qua B là:
- A. C(–4; 1);
- B. C(4; –1);
- C. C(–10; –17);
D. C(10; 17).
Câu 20: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(1; –1), B(2; 4). Để tứ giác OBMA là hình bình hành thì tọa độ M là:
- A. M(–3; –3);
- B. M(3; –3);
C. M(3; 3);
- D. M(–3; 3).
Xem toàn bộ: Giải bài 1 Tọa độ của vectơ
Bình luận