Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 2 Ôn tập tuần 33: Thế giới của chúng ta

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 33: Thế giới của chúng ta có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Uyn-tơn bay sang đâu để giải cứu trẻ em Do Thái?

  • A. Đức.
  • B. Anh.
  • C. Hà Lan.
  • D. Tiệp Khắc.

Câu 2: Hoạt động giải cứu của Uyn-tơn kết thúc vào ngày nào?

  • A. Ngày 1 tháng 8 năm 1939.
  • B. Ngày 1 tháng 9 năm 1939.
  • C. Ngày 1 tháng 12 năm 1938.
  • D. Ngày 1 tháng 3 năm 1939.

Câu 3: Ai là người phát hiện ra cuốn sổ ghi thông tin về những đứa trẻ được giải cứu?

  • A. Nhà sử học.
  • B. Vợ của Uyn-tơn.
  • C. Uyn-tơn.
  • D. Người dẫn chương trình.

Câu 4: Sau khi giải cứu trẻ em, Uyn-tơn làm công việc gì?

  • A. Làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người già.
  • B. Làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ trẻ em.
  • C. Làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người Do Thái.
  • D. Làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người tị nạn.

Câu 5: Người dân Tiệp Khắc đã tưởng nhớ Uyn-tơn bằng cách nào?

  • A. Xây dựng bảo tàng.
  • B. Dựng tượng trên sân ga.
  • C. Đặt tên đường.
  • D. Lập quỹ từ thiện.

Câu 6: Điểm đến cuối cùng của các chuyến tàu giải cứu là đâu?

  • A. Pra-ha.
  • B. Luân Đôn.
  • C. Amsterdam.
  • D. Berlin.

Câu 7: Vì sao hoạt động giải cứu phải kết thúc?

  • A. Hết kinh phí.
  • B. Thiếu phương tiện vận chuyển.
  • C. Biên giới do phát xít Đức kiểm soát bị đóng cửa.
  • D. Không còn trẻ em cần giải cứu.

Câu 8: Đâu là công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu tên văn bản.
  • C. Đánh dấu tên nhân vật.
  • D. Đánh dấu chú thích của từ.

Câu 9: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?

Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình  Hà Nội –  Huế – TP. Hồ Chí Minh.

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 10: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:

− Sao lại gọi là hoa chiều tàn?

− Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.

− Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!

Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:

− Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.

(Theo Trần Đức Tiến)

  • A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 11: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?

Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc − Trung − Nam.

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • C. Nối các từ ngữ trong một liên danh
  • D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 12: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

  • A. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn – được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
  • B. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc – để chữa đau nhức răng.
  • C. Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
  • D. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa – đau nhức răng.

Câu 13: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây? 

“Những trí tuệ vĩ đại” bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: 

Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều

Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ... 

(Theo Nguyễn Bảo Ngân) 

  • A. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: 
  • B. “Những trí tuệ vĩ đại” bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: – Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
  • C. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: 
  • D. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: 

– Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều

– Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ... 

Câu 14: Dâu gạch ngang trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

  • A. Đánh dấu các thành phần trong dãy liệt kê.
  • B. Đánh dấu sự chuyển tiếp giữa chủ ngữ và vị ngữ.
  • C. Đánh dấu lời thoại trực tiếp.
  • D. Đánh dấu sự kết nối giữa hai vế trong một phép so sánh.

Câu 15: Một đoạn văn nêu ý kiến phản đối sự việc, hiện tượng cần có những phần nào?

  • A. Mở đầu, triển khai, kết thúc.
  • B. Giới thiệu sự việc, trình bày lý do, kết luận.
  • C. Giới thiệu vấn đề, đưa ra ý kiến phản đối, kết luận.
  • D. Mở bài, thân bài, kết luận.

Câu 16: Phần "Triển khai" của đoạn văn phản đối em cần làm gì?

  • A. Nêu lại sự việc.
  • B. Trình bày lý do và dẫn chứng bảo vệ ý kiến phản đối.
  • C. Chỉ viết lý do đơn giản.
  • D. Mô tả sự việc, không cần lý do.

Câu 17: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng có thể sử dụng cách diễn đạt nào?

  • A. Trình bày rõ ràng quan điểm, diễn đạt mạch lạc, nhất quán.
  • B. Mạnh mẽ, quyết liệt mà không cần giải thích.
  • C. Không cần sự giải thích chi tiết.
  • D. Dùng từ ngữ dễ gây tổn thương người khác.

Câu 18: Đoạn văn sau có phải là ý kiến phản đối không?

"Tôi không đồng ý với việc trẻ em chơi điện tử quá nhiều. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc học của các em."

  • A. Có.
  • B. Không.
  • C. Không xác định được.
  • D. Đoạn văn này không rõ ràng.

Câu 19: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối "Việc học sinh phải làm bài tập nhiều" cần có lý do nào?

  • A. Bài tập nhiều khiến học sinh mệt mỏi và không có thời gian cho các hoạt động khác.
  • B. Học sinh làm bài tập là việc bắt buộc và không thể thay đổi.
  • C. Làm bài tập là cách duy nhất để học sinh hiểu bài.
  • D. Không cần lý do gì.

Câu 20: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối "Không cho học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học" sẽ cần có gì để thuyết phục?

  • A. Giải thích rằng các cuộc thi này giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu.
  • B. Nói rằng học sinh không cần tham gia các cuộc thi này.
  • C. Không cần lý do gì.
  • D. Chỉ cần nói rằng "Không tham gia là tốt hơn".

Câu 21: Giờ Trái Đất là sự kiện nhằm mục đích gì?

  • A. Kêu gọi mọi người tắt đèn mỗi ngày.
  • B. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất.
  • C. Tổ chức các hoạt động giải trí.
  • D. Khuyến khích việc phát triển công nghiệp.

Câu 22: Sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức vào giờ nào?

  • A. Từ 20 giờ đến 21 giờ.
  • B. Từ 19 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút.
  • C. Từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút.
  • D. Từ 21 giờ đến 22 giờ.

Câu 23: Giờ Trái Đất được khởi xướng lần đầu tiên vào năm nào?

  • A. 2006.
  • B. 2007.
  • C. 2008.
  • D. 2009.

Câu 24: Mục tiêu chính của Giờ Trái Đất là gì?

  • A. Giúp các tổ chức quốc tế quảng bá hình ảnh.
  • B. Khuyến khích mọi người hành động bảo vệ môi trường.
  • C. Cung cấp thông tin về các vấn đề tài chính toàn cầu.
  • D. Thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho các công ty điện.

Câu 25: Việc tắt đèn trong Giờ Trái Đất có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Tiết kiệm điện năng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
  • B. Chỉ là hành động biểu tượng không có tác dụng.
  • C. Làm cho các thành phố trở nên yên tĩnh.
  • D. Tạo ra một không gian để tổ chức các sự kiện giải trí.

Câu 26: Ý nghĩa của việc tham gia Giờ Trái Đất đối với mỗi cá nhân là gì?

  • A. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ Trái Đất.
  • B. Tạo ra các cơ hội giải trí mới.
  • C. Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức quốc tế.
  • D. Thực hiện các chiến dịch thương mại cho các công ty lớn.

Câu 27: Một đoạn văn phản đối hành vi chen lấn khi xếp hàng cần nêu ý gì để làm rõ vấn đề?

  • A. Tả cảnh chen lấn thật sinh động.
  • B. Nêu ra sự thiếu công bằng và ảnh hưởng đến người khác.
  • C. Kêu gọi mọi người tham gia hoạt động giải trí.
  • D. Nói về những lợi ích của việc chen lấn.

Câu 28: Để làm cho ý kiến phản đối một sự việc hoặc hiện tượng trong đoạn văn trở nên mạnh mẽ và thuyết phục, người viết cần:

  • A. Sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, lãng mạn.
  • B. Đưa ra các luận điểm rõ ràng, minh chứng thuyết phục và kết luận rõ ràng.
  • C. Tránh nêu ra hậu quả cụ thể của sự việc.
  • D. Trình bày thông tin không có sự liên kết rõ ràng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác