Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 12: Trên con đường học tập

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 12: Trên con đường học tập có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:

Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 1: Đoạn văn viết về câu chuyện nào?

  • A. An Dương Vương.
  • B. Con Rồng cháu Tiên.
  • C. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  • D. Tấm Cám.

Câu 2: Ấn tượng chung về câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” của người viết là gì?

  • A. Gợi nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
  • B. Nhiều chi tiết kì ảo thú vị.
  • C. Lời dặn dò của Lạc Long Quân.
  • D. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Câu 3: Chi tiết gây ấn tượng nào được người viết lựa chọn để bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”?

  • A. Nguồn gốc Tiên Rồng của người Việt.
  • B. Chi tiết Lạc Long Quân dặn dò các con.
  • C. Chi tiết năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển.
  • D. Chi tiết bọc trăm trứng.

Câu 4: Câu văn nào dưới đây thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết?

  • A. Dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
  • B. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
  • C. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta.
  • D. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ.

Câu 5: Người viết đã khẳng định giá trị nào của câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”?

  • A. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã thể hiện sự kì bí về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
  • B. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã thể hiện sự linh thiêng trong văn hóa truyền thốn của dân tộc Việt Nam.
  • C. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước Việt Nam.
  • D. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã thể hiện được sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Câu 6: Người viết đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc như thế nào về câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”?

  • A. Hạnh phúc, vui mừng.
  • B. Tự hào, trân trọng.
  • C. Ngạc nhiên, ngưỡng mộ.
  • D. Cảm phục, đồng cảm.

Câu 7: Đâu là công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu tên văn bản.
  • C. Đánh dấu tên nhân vật.
  • D. Đánh dấu chú thích của từ.

Câu 8: Theo bài đọc “Thế giới trong trang sách”, trang sách mở ra điều gì?

  • A. Mở ra thế giới cổ tích.
  • B. Mở ra thế giới mới.
  • C. Mở ra thế giới diệu kì.
  • D. Mở ra một hành tinh mới.

Câu 9: Đâu là câu trả lời đúng về “nhân nghĩa"?

  • A. Lòng thương người và tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tôn trọng và thấu hiểu sự khác biệt của người khác.
  • C. Độ lượng, rộng lượng với mọi người.
  • D. Lối sống yêu thương, sẻ chia.

Câu 10: Theo bài đọc “Thế giới trong trang sách”, trang sách mở ra điều gì?

  • A. Mở ra những vì sao lấp lánh, mặt biển, cánh buồm.
  • B. Mở ra những câu hỏi tuổi thơ.
  • C. Mở ra Trái Đất rộng, vũ trụ bao la.
  • D. Mở ra ước mơ, dòng sông, chú Cuội.

Câu 11: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần triển khai.
  • C. Phần kết thúc.
  • D. Phần mở đầu và kết thúc.

Câu 12: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

“Không nên phá tổ chim” là một câu chuyện giản dị những mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần triển khai.
  • C. Phần kết thúc.
  • D. Phần triển khai và kết thúc.

Câu 13: Đọc và cho biết đoạn văn sau thuộc phần nào của bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

Câu chuyện kể về một em nhỏ vì tò mò mà trèo lên cây, bắt ba con chim non xuống để chơi. Nhưng lời khuyên của chị gái đã làm cho em tỉnh ngộ. Chị đã nói về nỗi buồn của chim mẹ khi không tìm thấy con, số phận của những con chim non khi bị tách ra khỏi mẹ. Chị còn nói với em về lợi ích mà loài chim mang lại cho con người. Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía. 

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần triển khai.
  • C. Phần kết thúc.
  • D. Phần triển khai và kết thúc.

Câu 14: Đoạn văn sau đây trong bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện có nội dung là gì?

Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa  nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống muốn loài.

  • A. Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • B. Giới thiệu tên câu chuyện, tác giả.
  • C. Nêu ấn tượng về câu chuyện.
  • D. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.

Câu 15: Đâu không phải đặc điểm của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

  • A. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết về câu chuyện.
  • B. Rút ra được ý nghĩa, giá trị của câu chuyện.
  • C. Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện.
  • D. Nêu được ấn tượng chung về câu chuyện.

Câu 16: Bài thơ “Thế giới trong trang sách” viết theo thể thơ gì?

  • A. Tự do.
  • B. Sáu chữ.
  • C. Tám chữ.
  • D. Bảy chữ.

Câu 17. Bài đọc “Từ những câu chuyện ấu thơ” là lời kể của ai?

  • A. Nhân vật tôi.
  • B. Người bà.
  • C. Người chú.
  • D. Người ba.

Câu 18. Theo bài đọc “Từ những câu chuyện ấu thơ”,sách đã giúp nhân vật tôi trải qua những trải nghiệm gì?

  • A. Sách giúp nhân vật tôi trở nên giàu có và thành công.
  • B. Sách giúp nhân vật tôi trưởng thành nhanh chóng.
  • C. Sách giúp nhân vật tôi có được kỹ năng giao tiếp tốt.
  • D. Sách giúp nhân vật tôi trải qua những cảm xúc mà trên thực tế nhân vật tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời.

Câu 19. Theo bài đọc “Từ những câu chuyện ấu thơ” thì những câu chuyện đầu tiên, bạn nhỏ được nghe ai kể?

  • A. Người ba.
  • B. Người bà.
  • C. Người chú.
  • D. Người bà và người chú.

Câu 20. Theo bài đọc “Từ những câu chuyện ấu thơ”, những câu chuyện đầu tiên mà nhân vật tôi được nghe đó là gì ?

  • A. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm, Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm,…
  • B. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm, Không gia đình, Những người khốn khổ.
  • C. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Những người khốn khổ, Không gia đình, Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm…

Câu 21: Giá trị nào của câu chuyện có thể đưa vào phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

  • A. Câu chuyện chứa đựng bài học có ý nghĩa.
  • B. Câu chuyện có một tình huống hài hước.
  • C. Câu chuyện có sự việc gây tranh cãi.
  • D. Câu chuyện có tình huống gây hồi hộp, hấp dẫn người đọc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác