Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 21: Thế giới trong trang sách (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 21: Thế giới trong trang sách (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là cách hiểu ĐÚNG về câu thơ “ Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ”?

  • A. Trả lời những câu hỏi về cuộc sống đời thường lúc em còn bé.
  • B. Trả lời những câu hỏi bí ẩn về thiên.
  • C. Trả lời những câu hỏi về cội nguồn.
  • D. Trả lời những câu hỏi trong truyện cổ tích mà xưa nay em chưa được biết.

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây ĐÚNG về những câu hỏi về tuổi thơ?

  • A. Trong sáng, hồn nhiên, bí ẩn.
  • B. Ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện sự tò mò của trẻ nhỏ.
  • C. Chín chắn và bí ẩn.
  • D. Tò mò với thế giới ngoài Trái Đất.

Câu 3: Bài đọc “Thế giới trong trang sách” của tác giả nào?

  • A. Huệ Triệu.
  • B. Trần Đăng Khoa.
  • C. Tố Hữu.
  • D. Bằng Việt.

Câu 4: Theo bài đọc, trang sách mở ra điều gì?

  • A. Mở ra thế giới cổ tích.
  • B. Mở ra thế giới mới.
  • C. Mở ra thế giới diệu kì.
  • D. Mở ra một hành tinh mới.

Câu 5:  Trang sách đã cung cấp những điều gì cho trẻ nhỏ?

  • A. Thế giới tự nhiên.
  • B. Thế giới động vật.
  • C. Thế giới kì bí.
  • D. Thế giới dưới biển cả.

Câu 6: Đâu là nhận xét ĐÚNG về giọng thơ của bài thơ “Thế giới trong trang sách”?

  • A. Hào hùng, mạnh mẽ, giàu ý nghĩa.
  • B. Trầm ngâm, sâu lắng.
  • C. Giản dị, gần gũi, giàu ý nghĩa.
  • D. Hào hung, gần gũi, sâu lắng.

Câu 7: Đâu là câu trả lời đúng về “nhân nghĩa"?

  • A. Lòng thương người và tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tôn trọng và thấu hiểu sự khác biệt của người khác.
  • C. Độ lượng, rộng lượng với mọi người.
  • D. Lối sống yêu thương, sẻ chia.

Câu 8: Trang sách mở ra điều gì?

  • A. Mở ra những vì sao lấp lánh, mặt biển, cánh buồm.
  • B. Mở ra những câu hỏi tuổi thơ.
  • C. Mở ra Trái Đất rộng, vũ trụ bao la.
  • D. Mở ra ước mơ, dòng sông, chú Cuội.

Câu 9: Sau cơn mưa hiện lên điều gì?

  • A. Hiện những ngôi sao lấp lánh.
  • B. Hiện ra những ước mơ.
  • C. Hiện bảy sắc cầu vồng.
  • D. Hiện ra mặt trăng hiền.

Câu 10: Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ nào?

  • A. Trái Đất rộng có chân người chinh phục?
  • B. Sau cơn mưa hiện bảy sắc cầu vồng?
  • C. Những ước mơ tuổi thơ luôn rộng mở?
  • D. Mặt trăng hiền giấu chú Cuội ở đâu?

Câu 11: Ngọn lửa khát khao được trang sách thắp lên ẩn chứa điều gì?

  • A. Nhiều điều bí mật.
  • B. Dáng hình xứ sở.
  • C. Con đường dài tít.
  • D. Cánh buồm nâu trong nắng.

Câu 12: Bài học nào có trong trang sách?

  • A. Bao dung.
  • B. Nhân nghĩa.
  • C. Lòng vị tha.
  • D. Tôn trọng.

Câu 13: Tác giả muốn nhắn gửi điều gì với các bạn nhỏ qua khổ thơ cuối?

  • A. Nhân nghĩa là lẽ sống đẹp của dân tộc mà mỗi con người cần hướng tới.
  • B. Qua những trang sách, ta nhận ra lẽ sống nhân nghĩa người xưa truyền lại.
  • C. Nhớ về cội nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • D. Mỗi trang sách là một nhân nghĩa cao cả mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 14: Đâu là vai trò của sách được nhắc đến trong bài?

  • A. Chắp cánh ước mơ, cung cấp tri thức, bồi dưỡng nhân nghĩa.
  • B. Cung cấp tri thức, bồi dưỡng lòng tự trọng.
  • C. Chắp cánh ước mơ, bồi dưỡng sự bao dung.
  • D. Bồi dưỡng sự bao dung, nhân nghĩa, thủy chung.

Câu 15: Tác giả dùng biện pháp tu từ gì trong câu dưới dây:

“Những ước mơ có dáng hình xứ sở

Những ước mơ tuổi thơ luôn rộn mở”

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Từ láy.
  • D. Điệp ngữ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác