Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 17: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Xa-đa-kô – nhân vật trong bài đọc “Những con hạc giấy” cũng là nhân vật chính trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô” do chính anh trai của cô bé – Xa-xa-ki Ma-xa-hi-rô viết. Cô bé nhiễm chất phóng xạ của bom nguyên tử vào năm lên hai tuổi. Sau mười năm ủ bệnh, bác sĩ kết luận cô bé bị bệnh máu trắng. Gần một năm chữa trị là khoảng thời gian ngập tràn đau đớn và nước mắt của Xa-đa-kô và cả gia đình. Cũng trong thời gian đó, Xa-đa-kô đã bí mật gửi nguyện ước cho mình cùng với bố mẹ vào những cánh hạc giấy do cô bé tự tay gấp. Tuy nhiên, Xa-đa-kô đã ra đi khi ước nguyện còn dang dở. Hình ảnh Xa-đa-kô ngồi gấp hạc giấy là lời lên án mạnh mẽ nhất đối với chiến tranh. Niềm tin vào cuộc sống và sự kiên cường chống chọi với bệnh tật của cô bé đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

Trần Minh Sơn 

Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?

  • A. Cuộc sống khó khăn của gia đình Xa-đa-kô sau chiến tranh trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.
  • B. Số phận của cô bé Xa-đa-kô bị nhiễm phóng xạ sau chiến tranh thế giới thứ hai trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.
  • C. Sở thích gấp hạc giấy của cô bé Xa-đa-kô trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.
  • D. Cuộc sống trong chiến tranh của cô bé Xa-đa-kô trong truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.

Câu 2: Phần mở đầu đoạn văn có nội dung gì?

  • A. Giới thiệu về cuộc đời bất hạnh của Xa-đa-kô.
  • B. Miêu tả ngoại hình của Xa-đa-kô.
  • C. Giới thiệu về nhân vật Xa-đa-kô và mối liên kết giữa nhân vật này với bài học “Những con hạc giấy” và truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.
  • D. Giới thiệu tên truyện “Ngàn hạc giấy của Xa-đa-kô”.

Câu 3: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có mấy phần?

  • A. 3 phần.
  • B. 4 phần.
  • C. 6 phần.
  • D. 2 phần.

Câu 4: Đâu là nội dung thuộc phần mở đầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Giới thiệu tên sách, tên tác giả.
  • B. Nhận xét về ngoại hình của nhân vật.
  • C. Đánh giá về tính cách của nhân vật.
  • D. Nếu cảm nghĩ về nhân vật.

Câu 5: Đoạn văn giới thiệu đặc điểm nào của nhân vật Xa-đa-kô?

  • A. Hoàn cảnh sống khó khăn của gia đình Xa-đa-kô sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Nghị lực sống của Xa-đa-kô khi mắc bệnh máu trắng và hành động gửi ước nguyện bằng cách gấp những con hạc giấy.
  • C. Niềm đam mê gấp hạc giấy của Xa-đa-kô.
  • D. Cuộc sống của Xa-đa-kô khi xảy ra chiến tranh.

Câu 6: Vì sao Xa-đa-kô lại gấp hạc giấy?

  • A. Vì đó là đam mê của Xa-đa-kô.
  • B. Để ước mơ của Xa-đa-kô thành sự thật.
  • C. Vì cô bé có nhiều thời gian nên gấp hạc giấy để xua tan sự buồn chán, tẻ nhạt.
  • D. Để ước nguyện cho bản thân và gia đình được khỏi bệnh, cầu nguyện cho một thế giới hòa bình, không chiến tranh.

Câu 7: Phần kết thúc đoạn văn có nội dung chính là gì?

  • A. Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật Xa-đa-kô có sức truyền cảm hứng đến mọi người về niềm tin, lẽ sống và lên án chiến tranh phi nghĩa.
  • B. Bày tỏ sự yêu mến, ngưỡng mộ đối với Xa-đa-kô.
  • C. Lên án chiến tranh phi nghĩa.
  • D. Nhận xét về tính cách của Xa-đa-kô: kiên cường, mạnh mẽ.

Câu 8: Nội dung nào không thuộc phần mở đầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Giới thiệu tên tác giả.
  • B. Giới thiệu nhân vật em lựa chọn để giới thiệu.
  • C. Nêu ấn tượng chung về nhân vật.
  • D. Miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Câu 9: Đâu là nội dung thuộc phần triển khai của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật.
  • B. Nêu suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật.
  • C. Chỉ nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
  • D. Giới thiệu tên nhân vật.

Câu 10: Phần kết đoạn của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Giới thiệu nhân vật em lựa chọn để giới thiệu.
  • B. Nêu suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật.
  • C. Miêu tả ngoại hình, tính cách của nhân vật.
  • D. Nêu lí do vì sao em chọn nhân vật đó.

Câu 11: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách, để làm rõ đặc điểm ngoại hình và tính cách của, nhân vật em cần làm gì?

  • A. Đưa hình ảnh của nhân vật vào bài viết.
  • B. Đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật.
  • C. Đưa những câu thơ hay viết về nhân vật.
  • D. Đưa đánh giá, ý kiến của cá nhân về nhân vật.

Câu 12: Đâu không phải nội dung cần có trong bài viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Tên cuốn sách.
  • B. Tên các nhân vật.
  • C. Lí do em thích.
  • D. Đánh giá, nhận xét của bạn cùng lớp về nhân vật trong cuốn sách đó.

Câu 13: Cuốn sách nào dưới đây có đề tài dành cho thiếu nhi?

  • A. Những người khốn khổ.
  • B. Chiến binh cầu vồng.
  • C. Tắt đèn.
  • D. Nhà giả kim.

Câu 14: Theo em, nhân vật trong một cuốn sách có vai trò như thế nào?

  • A. Phản ánh hiện thực cuộc sống đang diễn ra.
  • B. Thể hiện quan điểm của người viết về cuộc sống.
  • C. Quyết định sự nổi tiếng của cuốn sách.
  • D. Thu hút người đọc tìm đến cuốn sách đó.

Câu 15: Theo em, có những loại nhân vật nào?

  • A. Nhân vật chính.
  • B. Nhân vật phụ.
  • C. Nhân vật chính và nhân vật phụ.
  • D. Chỉ có duy nhất một nhân vật chính, còn lại là các nhân vật phụ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác