Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chỉ một loại gia vị có vị ngọt?
- A. Đường phèn.
B. Đường tàu.
- C. Đường kính.
- D. Đường mía.
Câu 2: Từ đi trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?
- A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.
- B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
- D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau?
Từ đa nghĩa là từ có …, trong đó có một … và một hoặc một số …
- A. Một nghĩa – nghĩa chuyển – nghĩa gốc.
B. Nhiều nghĩa – nghĩa gốc – nghĩa chuyển.
- C. Nghĩa gốc – nghĩa chuyển – nhiều nghĩa.
- D. Nghĩa chuyển – nghĩa gốc – nhiều nghĩa.
Câu 4: Từ bạc nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Vàng bạc.
- B. Bạc bẽo.
- C. Bội bạc.
- D. Bạc tình.
Câu 5: Tiếng nào dưới đây ghép với đánh được từ mang nghĩa gốc?
- A. Trống.
- B. Đàn.
- C. Cờ.
- D. Nhau.
Câu 6: Tìm các từ đa nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?
Xem truyền hình đá bóng
Cầu thủ chạy mệt phờ
Người gọi là ăn ý
Người khen rằng ăn rơ.
- A. Ăn ý.
B. Ăn ý – ăn rơ.
- C. Truyền hình.
- D. Đá bóng.
Câu 7: Từ nhà nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Nhà giáo.
- B. Nhà cửa.
- C. Nhà giam.
- D. Nhà tù.
Câu 8: Từ mắt nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
- A. Mắt xích.
- B. Mắt na.
- C. Mắt lưới.
D. Đôi mắt.
Câu 9: Từ chín trong câu nào dưới đây có ý nghĩa chỉ số lượng?
- A. Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- B. Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
C. Tổ em có chín học sinh.
- D. Quả trên cây đã chín thơm lừng.
Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
- A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
- B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
- C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
Câu 11: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?
- A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
- B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
- D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.
Câu 12: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
- A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
- B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
- D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.
Câu 13: Giải thích từ đa nghĩa được in đậm trong câu văn dưới đây?
Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển.
A. Lối thông tự nhiên với bên ngoài.
- B. Khoảng trống thông ra ngoài của nơi đã được ngăn kín, thường có hệ thống đóng, mở khi cần thiết.
- C. Có quan hệ, có thế lực.
- D. Là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Câu 14: Từ đa nghĩa trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.
- A. Khoảng thời gian trước thời điểm xác định nào đó.
B. Tinh khiết, không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua.
- C. Không có tạp âm, không lẫn tiếng ồn, nghe phân biệt rất rõ các âm với nhau.
- D. Chỉ địa điểm, những vị trí thuộc phạm vi xác định nào đó, đối lập với bên ngoài.
Câu 15: Từ cánh nghĩa gốc mang nét nghĩa nào sau đây?
- A. Bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
B. Bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hau bên thân mình và có thể mở ra, khép vào.
- C. Khoảng đất dài và rộng.
- D. Bộ phận của hoa, mỏng và dẹt, có màu sắc.
Bình luận