Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 13: Từ đa nghĩa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 13: Từ đa nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

  • A. Chỉ số lượng.
  • B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.
  • C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.
  • D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

Câu 2: Từ lá nào được dùng với ý nghĩa chỉ bộ phận của cây, thường có hình dẹt, màu lục?

  • A. Lá nếp.
  • B. Lá cờ.
  • C. Lá thư.
  • D. Lá gan.

Câu 3: Từ đa nghĩa là gì?

  • A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
  • B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
  • C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
  • D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.

Câu 4: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?

  • A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
  • B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.
  • C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. 
  • D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 5: Từ đầu nào được dùng với ý nghĩa là phần trên cùng của thân thể người, nơi có bộ não và nhiều giác quan khác?

  • A. Đầu tàu.
  • B. Đầu quân.
  • C. Đầu tóc.
  • D. Đầu tư.

Câu 6: Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây được dùng với ý nghĩa gì?

Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử – văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rùng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

  • A. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
  • B. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng.
  • C. Nghĩa chuyển chỉ phần dưới cùng tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
  • D. Nghĩa chuyển chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

Câu 7: Từ mũi nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Cái mũi.
  • B. Mũi thuyền.
  • C. Mũi Cà Mau.
  • D. Mũi né.

Câu 8: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ cửa?

  • A. Cửa sông.
  • B. Cửa rừng.
  • C. Cửa biển.
  • D. Cánh cửa.

Câu 9: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Miệng túi.
  • B. Miệng cười.
  • C. Miệng bát.
  • D. Miệng giếng.

Câu 10: Từ ăn nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Ăn nắng.
  • B. Ăn cưới.
  • C. Ăn ảnh.
  • D. Ăn gian.

Câu 11: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
  • B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
  • C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 12: Đâu không phải là từ đa nghĩa trong số các từ dưới đây?

  • A. Đèn.
  • B. Ăn.
  • C. Ngọt.
  • D. Lá.

Câu 13: Dòng nào sau đây không chứa từ đa nghĩa?

  • A. Mái đầu, đầu làng.
  • B. Bàn tay, tay vịn cầu thang. 
  • C. Cầm tay, gia cầm.
  • D. Cắt cỏ, cắt lượt. 

Câu 14: Đâu là từ chứa từ ấm có nghĩa là có tác dụng giữ cho cơ thể không bị lạnh?

  • A. Ấm đun nước.
  • B. No ấm.
  • C. Áo ấm.
  • D. Ấm mồ.

Câu 15: Từ in đậm trong câu dưới đây được dùng theo nghĩa gì? Giải thích ý nghĩa.

Một sớm Chủ nhật đầu xuân, khi Mặt Trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu.

  • A. Phần sớm nhất của thời gian.
  • B. Phần ở tận cùng trên chiều dài của một vật.
  • C. Phần ngoài cũng của một phạm vi không gian.
  • D. Phần trên cùng của cơ thể người nơi có bộ não và nhiều giác quan.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác