Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 13: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 13: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Phong cảnh quê Bác

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh

Câu 1: Bài văn Phong cảnh quê Bác sử dụng cách mở bài nào?

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài mở rộng.
  • D. Mở bài không mở rộng.

Câu 2: Người viết đã vận dụng giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp cảnh vật?

  • A. Mắt.
  • B. Mắt và tai.
  • C. Mắt, tai và mũi.
  • D. Mắt và mũi.

Câu 3: Bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần?

  • A. 3 phần.
  • B. 4 phần.
  • C. 6 phần.
  • D. 2 phần.

Câu 4: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
  • B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
  • C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
  • D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.

Câu 5: Người viết đã liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự nào?

  • A. Trình tự thời gian theo các buổi trong ngày.
  • B. Trình tự không gian kết hợp với trình tự thời gian.
  • C. Trình tự không gian từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ trái sang phải…
  • D. Trình tự thời gian theo các mùa trong năm.

Câu 6: Người viết đã tập trung miêu tả sự vật, hiện tượng nào trong phong cảnh?

  • A. Vẻ đẹp của những dòng sông uốn lượn, quanh co.
  • B. Vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chiêm.
  • C. Vẻ đẹp của bầu trời khi chiều tà.
  • D. Vẻ đẹp của con người quê hương.

Câu 7: Người viết đã nêu lên tình cảm, cảm xúc gì ở phần kết bài?

  • A. Sự ngỡ ngàng trước cảnh sắc mộng mơ ở quê Bác.
  • B. Sự ấm áp, bình yên khi nhìn ngắm phong cảnh quê Bác.
  • C. Sự háo hức, phấn khởi khi được đến thăm quê Bác.
  • D. Sự trầm tư, lo lắng khi nhìn ngắm phong cảnh.

Câu 8: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
  • B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
  • C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
  • D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.

Câu 9: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian là gì?

  • A. Tả vẻ đẹp của phong cảnh về vị trí địa lý.
  • B. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…
  • C. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Tả sự biến đổi của phong cảnh theo mùa.

Câu 10: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự thời gian là gì?

  • A. Tả sự biến đổi của phong cảnh theo mùa.
  • B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh từ gần đến xa.
  • C. Tả từng phần của phong cảnh từ cao xuống thấp.
  • D. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).

Câu 11: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian là gì?

  • A. Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng… trong những thời điểm khác nhau.
  • B. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…
  • D. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.

Câu 12: Theo em, đâu là địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam?

  • A. Cố đô Huế.
  • B. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
  • C. Hoàng Thành Thăng Long.
  • D. Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhìn chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 13: Bài ca dao trên nói về cảnh đẹp nào?

  • A. Cảnh đẹp Hồ Tây (Hà Nội).
  • B. Cảnh đẹp Hồ Gươm (Hà Nội).
  • C. Cảnh đẹp Hồ Trúc Bạch (Hà Nội).
  • D. Cảnh đẹp Hồ Thủ Lệ (Hà Nội).

Câu 14: Đâu không phải hình ảnh miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên trong bài ca dao?

  • A. Mặt hồ mù sương.
  • B. Làn gió nhẹ đưa cành trúc.
  • C. Mặt hồ sáng, trong như một tấm gương khổng lồ. 
  • D. Tiếng chuông ngân nga.

Câu 15: Người viết đã quan sát cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?

  • A. Buổi đêm khuya thanh vắng.
  • B. Buổi chiều tà.
  • C. Buổi trưa.
  • D. Buổi sáng sớm khi ngày mới vừa bắt đầu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác