Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 13: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 5 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu các bước lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh?

II. KẾT NỐI (04 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Chùa Rùa còn có tên là Quy Tự, một cảnh thân thuộc, mến thương đối với người dân quê tôi. Chùa Rùa có nhiều tượng Phật sơn son thếp vàng, có ông tượng Di Lặc bụng phệ, lúc nào cũng thấy cười. Riêng tôi, tôi chỉ thích đến chùa Rùa vào mùa hè để ngắm đầm sen.

Đầm chùa Rùa rất rộng. Mỗi chiều đầm dài hơn 100 mét. Bờ đầm phía đông có ba cây quéo, trái chỉ to bằng ngón chân cái người lớn; nhiều người bảo ngọn quéo có nhiều ma!

Đầm Rùa thả sen. Mùa xuân và mùa hè, đầm Rùa đẹp lắm. Nước trong leo lèo. Tháng hai, lá sen xanh phủ kín mặt đầm. Sau trận mưa rào đầu tháng ba, là sen nhô cao lên như muôn nghìn chiếc lọng xanh. Cuống lá màu xanh rêu, tua tủa gai nhọn. Búp sen thi nhau đâm lên, bé như cái bút lông đỏ thẫm. Chỉ mấy ngày sau, búp sen to nây nấy như hai bàn tay em gái chụm lại, rất xinh. Nắng hạ bừng lên chan hoà, hàng trăm hàng nghìn hoa sen reo hò, bừng nở. Sen đỏ, sen hồng sen trắng... xoè cánh ra; mỗi đoá hoa sen có hai, ba chục cánh, cứ phập phồng khi có làn gió lướt qua mặt đầm. Nhị sen vàng ươm ôm lấy gương sen bằng cái chũm cau, toả hương ngào ngạt. Cả làng em thơm. Tượng Phật chùa Rùa thơm. Mái tóc cô gái làng em thơm.

Câu ca dao “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng" đã miêu tả thật đúng, thật đẹp cảnh đầm sen chùa Rùa trong tháng năm. Mùa sen nở, trên mặt đầm Rùa thường có 4 chiếc mùng (thuyền thúng) của ni cô, chú tiểu chèo hái hoa sen. Sáng sớm, chiều tà hoặc đêm khuya, tiếng cuốc kêu nghe thật bồn chồn, man mác.

Trên đường đi học về, chúng tôi thường đứng lại ngắm cảnh đầm sen. Chỉ nghe cuốc kêu mà không thấy bóng chim. Và lúc nào cũng thấy mấy chú chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn kim vắt vẻo đậu trên cánh hoa sen.

Mùa sen cũng là mùa thi. Đứng trên bờ đầy sen chùa Rùa, lòng tôi dâng lên bao cảm xúc khôn tả xiết!

Câu 1: Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?

Câu 2: Phần mở bài giới thiệu những gì?

Câu 3: Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?

Câu 4: Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì? 

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nếu tả một cảnh đẹp ở nơi gia đình em đang sinh sống, em sẽ tả cảnh gì?  

Câu 2: Dựa vào phần gợi ý dưới đây, em hãy lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh? 

Mở bài

 

* Giới thiệu phong cảnh em muốn miêu tả: Em tả cảnh gì? 

 

 

Thân bài

 

* Tả lần lượt từng phần của phong cảnh (ao, hồ, sông, suối): 

- Tả bao quát toàn cảnh: vị trí, kích thước, xung quanh, ... 

- Tả chi tiết từng phần: nước ao, mặt ao, hoa, ... 

* Tả hoạt động của con người: câu cá, đi bộ, ngắm cảnh, ... 

 

Kết bài

 

* Nêu cảm nghĩ về phong cảnh: Em có cảm nhận gì về phong cảnh: 

 

 

Câu 3: Em hãy nêu những điều cần lưu ý khi lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh? 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 13: Lập dàn ý cho bài văn, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 13: Lập dàn ý cho bài văn, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 13: Lập dàn ý cho bài văn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác