Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong "Đẽo cày giữa đường", người thợ đã xử lí ra sao khi nghe được những lời khuyên của người khác?

  • A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác
  • B. Lắng nghe và mặc kệ không quan tâm
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Ghi lại sau này xem

Câu 2:  Ý nghĩa của truyện Đẽo cày giữa đường:

  • A. Đẽo cày giữa đường là truyện hài hước tạo nên tiếng cười hài hước nhẹ nhàng
  • B. Người làm việc không suy xét kĩ, thiếu chủ kiến khi tiếp thu các ý kiến đóng góp
  • C. Tốn công, tốn sức nhưng không thu được gì, không giải quyết được vấn đề triệt để
  • D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 3: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

  • A. dài dòng, khó hiểu.
  • B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
  • C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
  • D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 4:  Có thể phân chia các câu tục ngữ trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" vào những chủ đề nào?

  • A. Nhận thức về tự nhiên
  • B. Kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử đời sống
  • C. 2 ý trên đều đúng
  • D. 2 ý trên đều sai

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ ...... về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.

  • A. đúc rút kinh nghiệm
  • B. mang những bài học
  • C. thu vị
  • D. bổ ích

Câu 6: Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?

  • A. Văn bản tự sự
  • B. Văn bản miêu tả
  • C. Văn bản hành chính, khoa học
  • D. Văn bản biểu cảm

Câu 7: Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

  • A. Chẳng tham nhà ngói ba toà/ Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành
  • B. Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh những hai hạt vừng
  • C. Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
  • D. Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Câu 8: Trong truyện "Con hổ có nghĩa", nơi xảy ra câu chuyện của bác tiều phu là ở đâu?

  • A. Huyện Lạng Giang
  • B. Huyện Quỳnh Phụ
  • C. Huyện Bình Gia
  • D. Huyện Văn Lãng

Câu 9: Trong truyện, khi được bác tiều phu cứu sống, con hổ trắng đã tạ ơn bác bằng cách nào?

  • A. Con hổ chỉ cho bác tiều phu những nơi nhiều củi.
  • B. Hổ đem dê lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.
  • C. Con hổ tặng cho bác tiều phu một thỏi bạc trắng.
  • D. Con hổ tặng cho bác tiều phu một con nai.

Câu 10: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Ẩn dụ đầy kịch tính
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người và xã hội

Câu 11: Trong văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?", "Cậu bé - người "phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?

  • A. vì tác giả thích bầy chìa vôi.
  • B. vì tác giả biết được trong đêm mưa, Mon và Mên đã lo nghĩ cho bầy chìa vôi.
  • C. vì tác giả biết bầy chìa vôi ở đâu.
  • D. vì tác giả ghét bầy chìa vôi.

Câu 12: Đâu là tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc - tơ?

  • A. Hành trình vào Tâm Trái Đất
  • B. Từ Trái Đất tới Mặt Trăng
  • C. Hai Vạn dặm dưới biển 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 13: Nhan đề "Hai vạn dặm dưới biển" đã thể hiện điều gì?

  • A. ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển
  • B. khát vọng sống
  • C. thể hiện ước mơ khám phá không gian mới
  • D. thể hiện ước mơ tìm kiếm không gian sống mới cho con người

Câu 14: Nhà văn đã sử dụng ngôi kể nào để kể chuyện?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba
  • C. Ngôi kể linh hoạt
  • D. Không xác định

Câu 15: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 16: Nội dung phần 2 "Đường vào trung tâm vũ trụ" là

  • A. sự tò mò về hòn đá Trung tâm vũ trụ
  • B. hành trình khám phá trung tâm vũ trụ
  • C. miêu tả khu rừng cổ sinh
  • D. miêu tả cảnh dưới đáy biển

Câu 17: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

"Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu!"

(Nam Cao)

  • A. Tỏ ý bực tức
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý hài hước
  • D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 18: Từ nhan đề văn bản "Dấu ấn Hồ Khanh", người đọc biết được nội dung chính của văn bản là gì?

  • A. sự hình thành Hồ Khanh.
  • B. sự biến mất của Hồ Khanh.
  • C. những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
  • D. sự biến chuyển của thừi tiết.

Câu 19: Hồ Khanh đã từng hợp tác với ai?

  • A. Hô - oát Lim - bơ
  • B. Pytheas
  • C. Erik the Red
  • D. Cristoforo Colombo

Câu 20: Tác dụng của việc sử dụng ngôi thứ nhất trong "Hai vạn dặm dưới đáy biển" là gì?

  • A. câu chuyện trở nên chân thật hơn
  • B. người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc
  • C. người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn
  • D. các ý trên đều đúng

Câu 21: Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng?

  • A. nhiều chi tiết ngớ ngẩn, không thực tế.
  • B. viết về thế giới tương lai và có tính chất li kì.
  • C. viết về quá khức quá nhiều.
  • D. nhiều chi tiết gây cười.

Câu 22: Tác phẩm "Bản đồ dẫn đường" thuộc thể loại:

  • A. truyện ngắn
  • B. bức thư
  • C. tiểu thuyết
  • D. thơ

Câu 23: Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Bản đồ dẫn đường" là gì?

  • A. miêu tả, nghị luận
  • B. biểu cảm, tự sự
  • C. thuyết minh, tự sự
  • D. biểu cảm, miêu tả

Câu 24: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C
  • D. Cả A và C

Câu 25: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ. Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.

  • A. Đoạn văn có liên kết
  • B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
  • C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
  • D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

Câu 26:  Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", lí lẽ nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

  • A. Đọc là một sở thích của mỗi người.
  • B. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
  • C. Không có đọc con người không thể sống.
  • D. Đọc hay không đọc không quan trọng.

Câu 27:  Cách kết văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" có gì độc đáo?

  • A. kết thúc bằng một câu chuyện
  • B. dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt
  • C. kết thúc bằng một bài học
  • D. kết thúc bằng tiếng anh

Câu 28: Thuật ngữ là gì?

  • A. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học
  • B. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
  • C. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 29: Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Văn?

  • A. Trùng roi
  • B. Thuyết minh
  • C. Đòn bẩy
  • D. Lực đẩy

Câu 30: Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

  •  A. Năm chữ
  •  B. Lục bát
  •  C. Tám chữ
  •  D. Tự do

Câu 31: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

"Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát"

  • A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
  • B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
  • C. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.
  • D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của "người đồng mình".

Câu 32: Nhan đề của văn bản "Thủy tiên tháng Một" đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì?

  • A. đây sẽ là một văn bản truyền thuyết
  • B. đây sẽ là một văn bản truyện ngắn
  • C. đây sẽ là một văn bản truyện cổ tích
  • D. đây sẽ là một văn bản tản văn

Câu 33: Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"? 

  • A. cần có thêm cước chú cho tên của Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins).
  • B. cần có thêm cước chú cho tên của Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
  • C. cần có thêm cước chú cho tên của những người được tác giả đề cập đến trong bài: Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins), Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
  • D. không cần thêm.

Câu 34: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô",  tác giả giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô như thế nào?

  • A. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ tế thần kết thúc.
  • B. miêu tả lại chi tiết lúc lễ rửa làng kết thúc.
  • C. miêu tả hoạt động vui chơi trong buổi lễ.
  • D. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.

Câu 35: Văn bản "Bản tin về hoa anh đào" trích từ đâu?

  • A. Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông
  • B. Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách
  • C. Khu vườn lưu lạc
  • D. Động vật trong thành phố

Câu 36: Giá trị nghệ thuật của văn bản "Bản tin về hoa anh đào" là gì?

  • A. Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm, giàu hình ảnh.
  • B. Câu văn giàu cảm xúc, lột tả được hết diễn biến tâm lí của tác giả.
  • C. Dẫn chứng, liên hệ phong phú cuốn hút người đọc.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 37: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

Câu 38: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?

  • A. hữu ngạn
  • B. hữu hạn
  • C. hiền hữu 
  • D. Cả A, B, C

Câu 39: Tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)" là ai?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Nguyễn Thùy Dung
  • C. Nguyễn Minh Hiền
  • D. Trần Thanh Địch 

Câu 40: Trong tác phẩm "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)", người viết tập trung bàn luận về:

  • A. Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
  • B. Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.
  • C. Cả A và B
  • D. Nội dung khác

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác