Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Ý nghĩa của truyện "Đẽo cày giữa đường" là:

  • A. Đẽo cày giữa đường là truyện hài hước tạo nên tiếng cười hài hước nhẹ nhàng
  • B. Người làm việc không suy xét kĩ, thiếu chủ kiến khi tiếp thu các ý kiến đóng góp
  • C. Tốn công, tốn sức nhưng không thu được gì, không giải quyết được vấn đề triệt để
  • D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 2: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

  • A. Phản ánh cuộc sống
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người xã hội

Câu 3: Giải nghĩa thành ngữ sau: thượng vàng hạ cám

  • A. việc cực kì vĩ đại, lớn lao
  • B. mất cả
  • C. tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất
  • D. vội vã tất tưởi

Câu 4: Câu nào sử dụng đúng nghĩa câu thành ngữ:

  • A. Cô ấy học kém đến mức cô giáo phải gọi bố mẹ cô ấy và nói cô ấy học một biết mười.
  • B. Bạn ấy đúng là học một biết mười.
  • C. Học tập phải đi với thực tiễn, giống như học một biết mười vậy.
  • D. Anh ấy học giốt như học một biết mười.

Câu 5: Việc gieo vần có tác dụng giúp cho câu tục ngữ?

  • A. giúp cho câu tục ngữ có bố cục đẹp. 
  • B. giúp cho câu tục ngữ trở nên hay hơn
  • C. giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
  • D. giúp cho câu tục ngữ trở nên khó hiểu hơn.

Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ "Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối" là gì?

  • A. Gây khó hiểu cho người đọc.
  • B. Khiến câu trở nên khó sử dụng.
  • C. Gây ấn tượng mạnh với đêm tháng Năm và ngày tháng Mười rất ngắn.
  • D. Tặng sức gợi hình cho sự diễn đạt.

Câu 7: Truyện "Con hổ có nghĩa" truyền tải điều gì?

  • A.Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau.
  • B.Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.
  • C.Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.
  • D.Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa ?

  • A. Hoán dụ 
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa, ẩn dụ
  • D. Nhân hóa, hoán dụ 

Câu 9: Tác giả Giuyn Véc - nơ được mệnh danh là gì?

  • A. Cha của đẻ của tiểu thuyết kinh dị.
  • B. Cha đẻ của tiểu thuyết Pháp.
  • C. Cha đẻ của văn học lãng mạn Pháp.
  • D. Cha đẻ của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 10: Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn những nhân vật nào vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm?

  • A. Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len
  • B. Pi-e A-rôn-nác
  • C. Công-xây
  • D. Nét Len

Câu 11: Liên kết trong văn bản cần phải

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 12: Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong văn bản "Bản đồ dẫn đường", tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

  • A. liên hệ đến vấn đề bạo lực gia đình.
  • B. liên hệ đến vấn đề khách du lịch thiếu hiểu biết khi đến tham quan các địa điểm nổi tiếng và bị một số nhóm đối tượng xấu lừa đảo.
  • C. liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.
  • D. không có liên hệ gì.

Câu 13: Tác phẩm "Bản đồ dẫn đường" được trích từ cuốn sách nào?

  • A. Học từ trái tim
  • B. Tiếng nói trong gia đình
  • C. Những bức thư gửi cháu Sam
  • D. Tiếng nói của xung đột

Câu 14: Tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là ai?

  • A. Nguyễn Ngọc Ánh
  • B. Trần Đăng Khoa
  • C. Huỳnh Như Phương
  • D. Huỳnh Văn

Câu 15: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", lí lẽ nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

  • A. Đọc là một sở thích của mỗi người.
  • B. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
  • C. Không có đọc con người không thể sống.
  • D. Đọc hay không đọc không quan trọng.

Câu 16: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 17: Liên kết trong văn bản cần phải

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 18: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?

  •  A. Muối là tinh thể trắng, không mùi, vị mặn, thường được tách  từ nước biển, dùng để ăn (không phải thuật ngữ)
  • B. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. 
  • C. Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
  • D. Thạch nhũ là sản phẩm hoàn thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít các bô-nic 

Câu 19: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?

  • A. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
  • B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
  • C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
  • D. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

Câu 20: Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần gọi - đáp.
  • B. thành phần tình thái.
  • C. Thành phần cảm thán.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 21: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương gợi nhắc chúng ta điều gì ?

  • A. Phải biết ơn cha mẹ
  • B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
  • C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
  • D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Câu 22: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?

  • A. Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".
  • B. Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.
  • C. Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 23: Văn bản "Thủy tiên tháng Một" thuộc thể loại gì?

  • A. truyền thuyết
  • B. văn bản nghị luận
  • C. văn bản thuyết minh
  • D. truyện ngắn

Câu 24: Nội dung cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:

  • A. Giải thích nghĩa của từ ngữ
  • B. Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng
  • C. Miêu tả, giải thích sự vật, hiện tượng
  • D. Các ý trên đều đúng

Câu 25: Trích dẫn gián tiếp là gì?

  • A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
  • B. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
  • C. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
  • D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Câu 26: Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động diễn ra theo luật lệ nhưng cũng có các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ như:

  • A. Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • B. Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.
  • C. Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
  • D. Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Câu 27: Văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" trích từ đâu?

  • A. Tạp chí Di sản
  • B. Báo Bưu điện Việt Nam
  • C. Tạp chí Bảo hộ lao động
  • D. Báo Đại biểu nhân dân

Câu 28: Giải nghĩa từ "Sốc hoa" trong bài "Bản tin về hoa anh đào".

  • A. mơ mộng, a thực tế
  • B. anh bạn thân thiết
  • C. có quan hệ thân thiết về mặt lợi ích đối với bản thân đối tượng được nói đến.
  • D. Ý nói bị bất ngờ lớn trước bản tin về hoa trong bối cảnh cuộc sống có nhiều điều dường như đáng quan tâm hơn.

Câu 29: Thể loại của văn bản "Bản tin về hoa anh đào" là gì?

  • A. báo
  • B. truyện ngăn
  • C. tản văn
  • D. thơ

Câu 30: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. cả A và C

Câu 31: Tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)" là ai?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Nguyễn Thùy Dung
  • C. Nguyễn Minh Hiền
  • D. Trần Thanh Địch 

Câu 32: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)" là gì?

  • A. Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.
  • B. Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.
  • C. Cách so sánh hấp dẫn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 33: Trong văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?", sau khi chứng kiến cảnh bầy chim non bay, hai đứa nhỏ trong vô thức đã:

  • A. Khóc lúc nào không hay.
  • B. Buồn rầu vì không còn được nhìn lũ chim nữa.
  • C. Bần thần nhìn nhau và rưng rưng nước mắt.
  • D. Reo hò theo từng nhịp đập cánh của lũ chim non.

Câu 34: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?

  • A. Nhân vật chính của truyện là con người
  • B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái
  • C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
  • D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 35: Câu tục ngữ đối nghĩa với câu "Ăn ủa nhớ kẻ trồng cây".

  • A. Ăn cháo đá bát.
  • B. Ăn cây táo rào cây sung.
  • C. Cả 2 ý trên đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 36: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc"?

  • A. "Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào."
  • B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
  • C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
  • D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.

Câu 37: Hình thức của văn bản thông tin là gì?

  • A. Bài văn, văn bản đa phương tiện, thường là các bài báo.
  • B. Bài viết bản tin, bản điện tử.
  • C. Bản văn, bản đa phương tiện.
  • D. Các bài báo.

Câu 38: Những chủ đề nào được thể hiện qua các câu tục ngữ.

  • A. vẻ dẹp trong văn hóa con người Việt.
  • B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • C. vẻ đẹp thiên nhiên.
  • D. những lời ca cổ.

Câu 39: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn

  • A. Con người
  • B. Con vật
  • C. Đồ vật
  • D. Cả ba đối tượng trên

Câu 40: Đâu là nhân vật xuất hiện trong văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ?"

  • A. Người cá
  • B. Cá voi
  • C. Ngựa cầu vồng
  • D. Cá heo

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác