Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong "Đẽo cày giữa đường", vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

  • A. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp
  • B. Nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế.
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Vì nghèo sẵn rồi

Câu 2: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Ẩn dụ đầy kịch tính
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người và xã hội

Câu 3: Truyện cười là gì?

  • A. Truyện cười là truyện kể về những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
  • B. Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui, hoặc tạo ra lời khuyên răn, bài học
  • C. Kể về thói hư, tật xấu cười cho thỏa thích
  • D. Đả kích những chuyện đáng cười

Câu 4: Trong các ý dưới đây, ý nào nêu lên tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp?

  • A. giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng.
  • B. dễ khiến người khác hoang mang, khó hiểu.
  • C. sử dụng trong nói xấu, chọc ngoáy người khác.
  • D. không có tác dụng gì nhiều.

Câu 5: Câu nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • B. Ăn có mời, làm có khiến
  • C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • D. Há miệng chờ sung

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

 Ôm cả non sông mọi kiếp người!

(Tố Hữu)

  • A. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
  • B. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
  • C. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
  • D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.

Câu 8: Truyện "Con hổ có nghĩa" thuộc thể loại:

  • A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
  • B. Truyện Trung đại Việt Nam.
  • C. Truyện cười dân gian Việt Nam.
  • D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 9: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa là gì?

  • A. Hoán dụ 
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa, ẩn dụ
  • D. Nhân hóa, hoán dụ 

Câu 10:  Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 11: Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì? 

  • A. làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
  • B. giúp cho câu tục ngữ có bố cục đẹp. 
  • C. giúp cho câu tục ngữ trở nên hay hơn.
  • D. làm cho câu tục ngữ trở nên khó hiểu hơn.

Câu 12: Tác giả của văn bản  "Cuộc chạm trán trên đại dương" là ai?

  • A. Giuyn Véc - nơ 
  • B. William Shakespeare
  • C. Jacob Ludwig Karl
  • D. Lev Nikolayevich Tolstoy

Câu 13: Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong "Hai vạn dặm dưới đáy biển" là gì?

  • A. câu chuyện trở nên chân thật hơn
  • B. người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc
  • C. người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn
  • D. các ý trên đều đúng

Câu 14:  Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

  • A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
  • B. Mạch máu trong một cơ thể sống
  • C. Mạch giao thông trên đường phố
  • D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 15: Liên kết trong văn bản là gì?

  • A. Liên kết là một tỏng những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
  • B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau
  • C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 16: Câu chuyện trong "Đường vào trung tâm vũ trụ" xảy ra trong những không gian nào? 

 

  • A. thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi
  • B. trong rừng
  • C. chân núi 
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 17: Công dụng của dấu phẩy là gì?

  • A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.
  • B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.
  • C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.
  • D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

Câu 18: Việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo yêu cầu cơ bản gì?

  • A. ngắn gọn
  • B. súc tích
  • C. thể hiện được nội dung của văn bản
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 19: Chi tiết nào ở đoạn đầu của văn bản thể hiện "dấu ấn Hồ Khanh" trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình?

  • A. Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan cùng hệ thống hang động tuyệt mĩ.
  • B. Hồ Khanh là người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.
  • C. Có nhiều hang động tuyệt đẹp
  • D. Hằng năm có nhiều du khách tham quan

Câu 20: Trong "Bản đồ dẫn đường", vì sao "ông" bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình?

  • A. vì ông không bao giờ muốn nghĩ về tấm bản đồ nào.
  • B. vì ông chưa bao giờ có ý định tìm kiếm một chiếc bản đồ cho riêng mình.
  • C. vì ông cảm thấy không cần thiết phải tự vạch sẵn một tấm bản đồ.
  • D. vì bố mẹ ông luôn vạch sẵn cho "ông" tấm bản đồ của họ khiến "ông" không biết được bản thân mình là ai và cuộc sống có ý nghĩa gì.

Câu 21: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

  • A. 1-3-2
  • B. 1-2-3
  • C. 3-2-1
  • D. 2-1-3

Câu 22: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

  • A. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.
  • B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
  • C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
  • D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.

Câu 23: Dựa vào đâu em nhận biết được vấn đề văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" tập trung bàn luận?

  • A. nhan đề
  • B. dẫn chứng
  • C. nội dung được triển khai trong văn bản
  • D. cả A và C đúng

Câu 24: Thuật ngữ là gì?

  • A. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học
  • B. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
  • C. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 25: Từ “Cacbon” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?

  • A. Hóa học
  • B. Toán học
  • C. Kinh tế học
  • D. Mĩ thuật

Câu 26: Bài thơ "Nói với con" được làm theo thể thơ gì?

  •  A. Năm chữ
  •  B. Lục bát
  •  C. Tám chữ
  •  D. Tự do

Câu 27: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình trong bài thơ "Nói với con"?

  • A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
  • B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
  • C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
  • D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai

Câu 28: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", cụm từ nào có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi?

  • A. sự nóng lên của trái đất
  • B. nước trồi
  • C. ẩm ướt hơn và khô hạn hơn
  • D. sự rối loạn khí hậu toàn cầu

Câu 29: Theo em, hiện tượng thời tiết cực đoan nào đang diễn ra ở Việt Nam?

  • A. hiện tượng mưa đá xảy ra ở nhiều nơi.
  • B. hiện tượng băng tan.
  • C. hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
  • D. hiện tượng nhiệt độ nóng lên bất thường, khiến nhiều con sông lớn khô cạn, gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống nhân dân.

Câu 30: Có thể ghi ghi cước chú cho Hunter Lovins như thế nào?

  • A. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ.
  • B. Hunter Lovins: chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions).
  • C. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ, là chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions), là tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.
  • D. Hunter Lovins: tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.

Câu 31: Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô",  tác giả giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô như thế nào?

  • A. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ tế thần kết thúc.
  • B. miêu tả lại chi tiết lúc lễ rửa làng kết thúc.
  • C. miêu tả hoạt động vui chơi trong buổi lễ.
  • D. miêu tả lại chi tiết diễn biến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.

Câu 32: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. thuyết minh
  • B. nghị luận
  • C. miêu tả
  • D. biểu cảm

Câu 33: Tác giả của văn bản "Bản tin về hoa anh đào" là ai?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Nguyễn Thùy Dung
  • C. Nguyễn Minh Hiền
  • D. Giản Thanh Sơn

Câu 34: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

Câu 35: Từ "bản" trong "bản sắc" có nghĩa là gì?

  • A. bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,...
  • B. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
  • C. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
  • D. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..

Câu 36: Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

  • A. Làm sáng tỏ tất cả các vấn đề về tác phẩm đó.
  • B. Làm sáng tỏ một nhan đề tác phẩm đó.
  • C. Làm sáng rõ nhan đề tác phẩm đó.
  • D. Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

Câu 37: Trong tác phẩm "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)", để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung của tác phẩm? 

  • A. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi sáng.
  • B. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi chiều và cảnh chiến tranh.
  • C. Những câu chuyện xảy ra trong khung cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.
  • D. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi tối.

Câu 38: Trong văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?", vì sao nhà văn khẳng định rằng "tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non"?

  • A. vì lũ chim non là do bọn trẻ nuôi.
  • B. vì lũ chim non là bạn của bọn trẻ.
  • C. vì lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó, lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông, nên trong đêm mưa, lũ trẻ sẽ lo nghĩ cho bầy chim.
  • D. Vì bọn trẻ luôn muốn bắt lũ chim non.

Câu 39: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?

  • A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
  • B. tạo nét riêng cho văn bản. 
  • C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
  • D. không có tác dụng gì đặc biệt.

Câu 40: Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm: 

  • A. Trích dẫn trực tiếp
  • B. Trích dẫn gián tiếp
  • C. Trích dẫn thứ cấp
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác