Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào?

  • A. giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
  • B. khác biệt với thế giới bên ngoài, nơi sự sống không hề tồn tại.
  • C. rất lớn là nơi lưu trữ những gì con người chưa biết đến.
  • D. Tối đen như mực.

Câu 2: Giải nghĩa thành ngữ sau: Dĩ hòa vi quý 

  • A. chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
  • B. . ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..
  • C. chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
  • D. chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

Câu 3: Ý nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • B. Ăn có mời, làm có khiến
  • C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • D. Há miệng chờ sung

Câu 4: Có thể phân chia các câu tục ngữ trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" vào những chủ đề nào?

  • A. Nhận thức về tự nhiên
  • B. Kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử đời sống
  • C. 2 ý trên đều đúng
  • D. 2 ý trên đều sai

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ ...... về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.

  • A. rút kinh nghiệm
  • B. bài học
  • C. thu vị
  • D. bổ ích

Câu 6: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

  • A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
  • B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
  • D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 7: Ý nghĩa nghĩa của truyện "Con hổ có nghĩa" là gì?

  • A. Truyện đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với con người.
  • B. Truyện đề cao tình cảm giữa con người với loài vật
  • C. Truyện đề cao cái nghĩa và khuyên con người biết tôn trọng ân nghĩa.
  • D. Truyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

Câu 8: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 9: Thành ngữ là gì?

  • A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. là một loại hình văn học dân gian, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và ca dao là một.

Câu 10: Tác giả Giuyn Véc - nơ là người nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Nga 
  • C. Đức
  • D. Anh

Câu 11: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm được miêu tả trong "Cuộc chám trán trên đại dương" như thế nào?

  • A. khoảng 8 mét, cân đối, vỏ bằng thép.
  • B. khoảng 10 mét, cân đối, vỏ bằng thép
  • C. khoảng 7 mét, cân đối, vỏ bằng thép.
  • D. khoảng 9 mét, cân đối, vỏ bằng thép.

Câu 12: Chủ đề của một văn bản là gì?

  • A. Là sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản.
  • B. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản.
  • C. Là cách bố cục của văn bản.
  • D. Là các phần trong văn bản.

Câu 13: Liên kết trong văn bản cần phải:

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 14: Đặc điểm của thung lũng trong câu chuyện "Đường vào trung tâm vũ trụ" là gì?

  • A. giữa 2 dãy núi thần.
  • B. cách biển 100m.
  • C. lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi.
  • D. nằm lọt thỏm giữa 2 dãy núi trải dài vô tận.

Câu 15: Nơi trưng bày bức tượng Nhân Sư quý giá trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ là ở đâu?

  • A. chân núi
  • B. quầy tạp phẩm
  • C. thung lũng
  • D. dưới biển

Câu 16: Đâu không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 17: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

  • A. Dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu.
  • B. Dùng sai dấu chấm câu khi ngăn cách các bộ phận của câu.
  • C. Dùng sai dấu chấm câu khi thể hiện thái độ nghi vấn.
  • D. Dùng sai dấu chấm câu khi đánh dấu phần thuyết minh.

Câu 18: Thời điểm và sự kiện quan trọng nào đã làm thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh?

  • A. Hồ Khanh có nhiều người tham quan.
  • B. Hồ Khanh hình thành.
  • C. Hồ Khanh được người dân trong làng giới thiệu với những nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu hang động từ năm 1999.
  • D. Hồ Khanh trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

Câu 19: Năm 2009, Hồ Khanh đã dẫn ai đến thám hiển hang động anh đã tìm thấy?

  • A. đoàn thám hiểm hang động của Hoàng gia Anh.
  • B. đoàn cán bộ của Trường Đại học Khoa học tự nhiên. 
  • C. Dân trong vùng.
  • D. Ông Hô - oát Lim - bơ

Câu 20: Phương thức biểu đạt của văn bản "Dấu ấn Hồ Khanh" là gì?

  • A. tự sự
  • B. nghị luận
  • C. miêu tả
  • D. thuyết minh

Câu 21: Điền vào chỗ trống: Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như.....mà nổi bật ở đó là hang Sơn Đoòng.

  • A. vương quốc của hệ thống hang động
  • B. vương quốc người tí hon
  • C. vương quốc người khổng lồ
  • D. vương quốc kì diệu

Câu 22: Vì sao các văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương và Đường vào trung tâm vũ trụ được coi là truyện khoa học viễn tưởng?

  • A. Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.
  • B. Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, có tính chất li kì.
  • C. Cả hai ý trên đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 23: Tác giả của văn bản "Bản đồ dẫn đường" là ai?

 

  • A. Charles Perrault 
  • B. Paul Claudel
  • C. Patrick Modiano
  • D. Đa-ni-en Gốt-li-ep

Câu 24: Trong văn bản "Đọc bản đồ dẫn đường", tác giả đã lí giải mấy khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 25: Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản "Bản đồ dẫn đường", chúng ta có thể rút ra bài học gì?

  • A. chúng ta vẫn nhỏ và chưa cần tìm kiếm cho mình một hướng đi cho tương lai.
  • B. chúng ta nên sống phụ thuộc vào bố mẹ.
  • C. bản thân cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.
  • D. Ngay từ khi còn rất nhỏ chúng ta đã cần tìm kiếm hướng đi cho tương lai, dù phải chống đối lại cha mẹ.

Câu 26: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 27: Liên kết trong văn bản cần phải

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 28: Tác giả của văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" là ai?

  • A. Nguyễn Ngọc Ánh
  • B. Trần Đăng Khoa
  • C. Huỳnh Như Phương
  • D. Huỳnh Văn

Câu 29: Tác giả văn bản "Hãy cầm lấy và đọc" đã dùng những lí lẽ nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

  • A. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
  • B. Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó.
  • C. Con chữ trên trang sách hàm chưa văn hóa của một dân tộc.
  • D. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

Câu 30: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương ) ?

  • A. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình
  • B. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ
  • C. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm
  • D. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên

Câu 31: Cụm từ "lên thác xuống ghềnh" trong bài thơ "Nói với con" (Y Phương) thuộc thể loại nào?

  • A. Tục ngữ
  • B. Quán ngữ
  • C. Ca dao
  • D. Thành ngữ

Câu 32: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?

  • A. Nghĩa ẩn dụ
  • B. Nghĩa thực
  • C. Nghĩa so sánh
  • D. Nghĩa cụ thể

Câu 33: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về các khía cạnh được tác giả lí giải về hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

  • A. Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
  • B. Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 34: Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

  • A. Vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang lạnh dần.
  • B. Vì nó chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • C. nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.
  • D. A và B

Câu 35: Sự việc, hiện tượng được miêu tả, giải thích trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:

  • A. Min-nét-xô-ta
  • B. Thoai-lai Dôn (Twilight Zone)
  • C. Hiện tượng “nước trồi”
  • D. Các ý trên đều đúng

Câu 36: Ngôn ngữ của cước chú trong văn bản "Thủy tiên tháng Một":

  • A. Bao quát
  • B. Ngắn gọn
  • C. Dài dòng
  • D. A và B đúng

Câu 37: Nội dung phần 2 trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng.
  • B. Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • C. Ý nghĩa của phong tục.
  • D. Giới thiệu người Lô Lô.

Câu 38: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" là gì?

  • A. thuyết minh
  • B. nghị luận
  • C. miêu tả
  • D. biểu cảm

Câu 39: Trong văn bản "Bản tin về hoa anh đào", những từ ngữ nào thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào?

  • A. kể lể, thông điệp giá trị, ý nghĩa.
  • B. bài thơ, hứng khởi, hân hoan, kể lể, thông điệp giá trị, ý nghĩa.
  • C. hứng khởi, hân hoan, kể lể, thông điệp giá trị.
  • D. bài thơ, hứng khởi.

Câu 40: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  • A. Người lính mới
  • B. Binh khí mới
  • C. Con người mới
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác