Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (chủ đề 11)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (chủ đề 11) bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

  • A. 4.   
  • B. 8.   
  • C. 16. 
  • D. 32.

Câu 2: Cặp NST tương đồng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
  • B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
  • C. Hai chromatid giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
  • D. Hai chromatid có nguồn gốc khác nhau.

Câu 3: Quá trình nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây

  • A. là hình thức sinh sản của các loài sinh sản vô tính.
  • B. giúp tái tạo mô , cơ quan bị tổn thương.
  • C. tạo ra sự đa dạng, phong phú của các loài sinh vật.
  • D. giúp cơ thể đa bào sinh trưởng, phát triển.

Câu 4: Đột biến lặp đoạn là:

  • A. ABCDE*FGH-->ABABCDE*FGH.
  • B. ABCDE*FGH-->ABDE*FGH.
  • C. ABCDE*FGH-->ABE*FCDGH.
  • D. ABCDE*FGH-->ABCDGF*EH.

Câu 5: Một tế bào có bộ NST 2n = 14, đang ở kì giữa của quá trình phân chia nhân trong nguyên phân, số NST của tế bào là

  • A. 14 NST đơn.
  • B. 14 NST kép.
  • C. 28 NST đơn.
  • D. 28 NST kép.

Câu 6: Chọn phát biểu sai. Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. tham gia quyết định giới tính.
  • B. khác nhau về số lượng hoặc hình thái ở giới đực và giới cái.
  • C. có kí hiệu bằng chữ cái khác nhau như X, Y hoặc Z, W.
  • D. có số lượng khác nhau nhưng hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.

Câu 7: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân.
  • B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n.
  • C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội.
  • D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân? 

  • A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
  • B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
  • C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.
  • D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn.

Câu 9: Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc

  • A. thể ba nhiễm.
  • B. thể tam bội.
  • C. thể một nhiễm.
  • D. thể tứ bội.

Câu 10: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Thể 3 nhiễm của ngô có 19 NST.                
  • B. Thể 1 nhiễm của ngô có 21 NST.      
  • C. Thể 3n của ngô có 30 NST.                         
  • D. Thể 4n của ngô có 38 NST.

Câu 11: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã

  • A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn giao phối với nhau.
  • B. lai phân tích ruồi cái F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
  • C. lai phân tích ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
  • D. lai hai dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.

Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết là do

  • A. các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
  • B. các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST.
  • C. các gene phân li độc lập trong giảm phân.
  • D. các gene tự do tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 13: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp?

  • A. Hoán vị gen.
  • B. Phân li độc lập.
  • C. Liên kết gen.
  • D. Tương tác gen.

Câu 14: Đặc điểm của NST giới tính là

  • A. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng.
  • B. có 1 đến 2 cặp trong tế bào.
  • C. số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài.
  • D. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 15: Bạch tạng là

  • A. bệnh di truyền.
  • B. tật di truyền.
  • C. hội chứng.
  • D. tật do tai nạn.

Câu 16: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là

  • A. thường bị mất trí nhớ.
  • B. rối loạn hoạt động sinh dục và không có con.
  • C. thường bị chết sớm.
  • D. da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố.

Câu 17: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

  • A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
  • B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
  • C. Chẩn đoán trước sinh.
  • D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 18: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

  • A. 1.   
  • B. 2.
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 19: 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau, môi trường cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tế bào con được sinh ra là 640. Bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là:

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 12.
  • D. 16.

Câu 20: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là :

  • A. 62.
  • B. 32.
  • C. 64.
  • D. 31.

Câu 21: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 NST. Số NST trong thể một nhiễm, thể ba nhiễm và thể tứ bội lần lượt là

  • A. 17, 19 và 20.
  • B. 16, 17 và 20.
  • C. 17, 19 và 36.
  • D. 16, 19 và 36.

Câu 22: Cho biết một loài có 2n = 24 và quá trình nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 10 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ: 4:1:1:4. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu?

  • A. 31 và 1536.
  • B. 7 và 192.
  • C. 63 và 2289.
  • D. 15 và 384.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác