Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 9 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức cấu tạo của acetic acid khác với ethylic alcohol là 

  • A. có nhóm –CH3. 
  • B. có nhóm –OH. 
  • C. có hai nguyên tử oxi. 
  • D. có nhóm –OH kết hợp với nhóm C = O tạo thành nhóm –COOH.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai về tính chất của chất béo? 

  • A. Các chất béo bị thủy phân sẽ tạo thành glycerol. 
  • B. Khi thủy phân chất béo trong môi trường base tạo muối. 
  • C. Thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng hai chiều. 
  • D. Thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng xà phòng hóa.

Câu 3: So sánh nào giữa glucose và saccharose là đúng? 

  • A. Glucose và saccharose đều có phản ứng tráng bạc. 
  • B. Glucose và saccharose đều ngọt nhưng glucose ngọt hơn. 
  • C. Glucose có phản ứng thủy phân còn saccharose thì không. 
  • D. Glucose và saccharose đều không màu và tan tốt trong nước.

Câu 4: Phản ứng giữa acetic acid với dung dịch base thuộc loại

  • A. phản ứng oxi hóa - khử.         
  • B. phản ứng hóa hợp.
  • C. phản ứng phân hủy.     
  • D. phản ứng trung hòa.

Câu 5: Thủy phân chất béo trong môi trường acid thu được 

  • A. glycerol và một loại acid béo. 
  • B. glycerol và một số loại acid béo.
  • C. glycerol và một muối của acid béo.   
  • D. glycerol và xà phòng.

Câu 6: Trong công nghiệp saccharose được sản xuất chủ yếu từ

  • A. cây bông.
  • B. mật ong.
  • C. quả nho.
  • D. cây mía.

Câu 7: So sánh nào giữa glucose và saccharose là đúng?

  • A. Glucose và saccharose đều có phản ứng tráng bạc.
  • B. Glucose và saccharose đều ngọt nhưng glucose ngọt hơn.
  • C. Glucose có phản ứng thủy phân còn saccharose thì không.
  • D. Glucose và saccharose đều không màu và tan tốt trong nước.

Câu 8: Tính chất vật lí của saccharose là

  • A. Chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.
  • B. Chất rắn không màu, vị ngọt, không tan trong nước.
  • C. Chất rắn kết tinh không màu, không vị, không tan trong nước..
  • D. Chất lỏng, không màu, không vị, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng

Câu 9: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là:

  • A. Tinh bột. 
  • B. Cellulose.
  • C. Fructose.
  • D. Glucose.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, móng, rễ thân, lá...
  • B. Các protein đều chứa C, H, O, N, S. 
  • C. Khi cho giấm ăn vào sữa bò thì không có kết tủa trắng xuất hiện.
  • D. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Polymer có thể có mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh hoặc mạng lưới không gian.
  • B. Đa số các polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
  • C. Các polymer thường có nhiệt độ nóng chảy cao và không xác định.
  • D. Các polymer có tính đàn hồi gọi là cao su.

Câu 12: Đá vôi không được dùng để

  • A.  làm thuốc trừ sâu.
  • B.  sản xuất vôi sống.
  • C.  làm đường, bê tông.
  • D.  chất độn trong sản xuất cao su và xà phòng.

Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glycerol. Khối lượng xà phòng thu được là (biết muối của acid béo chiếm 60% khối lượng xà phòng)

  • A. 153 gam.
  • B. 58,92 gam.
  • C. 55,08gam.
  • D. 91,8 gam.

Câu 14: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane.

Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ.

Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

  • A. 2520 kJ. 
  • B. 5040 kJ. 
  • C. 10080 kJ. 
  • D. 6048 kJ.

Câu 15: Quặng bauxite dùng để sản xuất

  • A.  sắt.
  • B.  nhôm.
  • C.  phân lân.
  • D.  xi măng.

Câu 16: Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%? Biết phản ứng hoá hcoj diễn ra theo phương trình hoá học sau:

6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

  • A. 26,61 kg.       
  • B. 29,57 kg.        
  • C. 20,56 kg.       
  • D. 24,45 kg.

Câu 17: Phân tử khối trung bình của poli(vinylclorua) (PVC) là 75000. Số mắt xích có trong phân tử là

  • A. 2100.
  • B. 1500.
  • C. 1000.
  • D. 1200.

Câu 18: Loại tơ thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét là

  • A.  Tơ nitron.
  • B.  Tơ capron.
  • C.  Tơ nilon-7
  • D.  Tơ nilon - 6,6.

Câu 19: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 3 lít xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là

  • A. 50 ml.
  • B. 92 ml.
  • C. 150 ml.
  • D. 100 ml.

Câu 20: Carbon đi vào chu trình carbon dưới dạng

  • A. các hợp chất của carbon thông qua quang hợp.
  • B. carbon dioxide (CO2) thông qua quang hợp.
  • C. carbon oxide (CO) thông qua quá trình hô hấp.
  • D. carbon dioxide (CO2) thông qua quá trình hô hấp.

Câu 21: Vinyl chloride là monomer của polymer nào sau đây?

  • A. Polybutadiene.
  • B. Polyethylene.
  • C. Poly(vinyl chloride).
  • D. Polycaproamide.

Câu 22: Sử dụng nhiên liệu an toàn hiệu quả sẽ giúp ...(1)... các nguy cơ cháy nổ, ...(2)... chi phí trong cuộc sống và sản xuất.

  • A.  tăng; lãng phí.
  • B.  giảm thiểu; tiết kiệm.
  • C.  phòng tránh; tiêu hao.
  • D.  giảm thiểu; tăng.

Câu 23: Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là

  • A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.
  • B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.
  • C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích.
  • D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Câu 24: Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có acid làm xúc tác

  • A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O ⇄ C3H5(OH)3 + 3RCOOH.
  • B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O  ⇄ 3C3H5OH + R(COOH)3.
  • C. 3RCOOC3H5 + 3H2O ⇄  3C3H5OH + 3R-COOH.
  • D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O ⇄  3C3H5OH + R-(COOH)3.

Câu 25: Acetic acid là

  • A. acid yếu.
  • B. base yếu.
  • C. base mạnh.
  • D. acid mạnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác