Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thấu kính nào sau đây có thể làm kính lúp?

  • A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
  • B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 4 cm.
  • D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 4 cm.

Câu 2: Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

  • A. Một người thợ chữa đồng hồ.
  • B. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ.
  • C. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
  • D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Câu 3: Đặt vật trước thấu kính hội tụ, ở vị trí nào không tìm được ảnh rõ nét trên màn chắn?

  • A. d = 2f.
  • B. d < f.
  • C. d > f.
  • D. d = f.

Câu 4: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì thu được trên màn ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thì

  • A. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • B. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn giảm dần.
  • C. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • D. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn giảm dần.

Câu 5: Khi f < d < 2f, ảnh qua thấu kính hội tụ là

  • A. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
  • B. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • C. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 6: Người ta quy ước, đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng

  • A. nét liền.
  • B. nét đứt.
  • C. mũi tên.
  • D. đường cong.

Câu 7: Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì có đặc điểm gì?

  • A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • B. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
  • C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • D. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 8: Ảnh hứng được trên màn chắn gọi là gì?

  • A. Ảnh ảo.
  • B. Ảnh thật.
  • C. Ảnh qua thấu kính.
  • D. Ảnh qua kính lúp.

Câu 9: Kính lúp tạo ra ảnh có đặc điểm gì?

  • A. Ảnh thật, lớn hơn vật.
  • B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
  • C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  • D. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 10: Trên mỗi kính lúp có các thông số khác nhau được ghi trên kính lúp 2x, 3x,…, các thông số này cho biết điều gì?

  • A. Cho biết khả năng phóng to ảnh của vật.
  • B. Cho biết số lớp kính tạo thành kính lúp.
  • C. Cho biết khả năng thu bé ảnh của vật.
  • D. Cho biết độ sắc nét ảnh của vật.

Câu 11: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm. Đặt vật ở vị trí nào để thu được ảnh cao bằng vật?

  • A. d = 10 cm.
  • B. d = 15 cm.
  • C. d = 20 cm.
  • D. d = 5 cm.

Câu 12: Một vật AB cao 1 cm đặt cách thấu kính một khoảng 10 cm thu được ảnh A'B' cao 2 cm như hình vẽ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

  • A. 20 cm.
  • B. 10 cm.
  • C. 30 cm.
  • D. 40 cm.

Câu 13: Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ. Ảnh hứng được trên màn cách thấu kính 12 cm, cao 3,2 cm, vuông góc với trục chính. Tiêu cự của thấu kính là

  • A. 6,4 mm.
  • B. 6,4 cm.
  • C. 8 mm.
  • D. 3,2 cm.

Câu 14: Vật AB có độ cao h = 5 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f. Chiều cao của ảnh h' và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm d' là

  • A. h' = 2h, d' = 2d.
  • B. h' = h, d' = 2d.
  • C. h' = h, d' = d.
  • D. h' = 2h, d' = d.

Câu 15: Qua thấu kính phân kì, vật AB có ảnh là A'B' cao bằng một nửa AB. Biết tiêu cự của thấu kính này là 24 cm. Khoảng cách giữa vật và thấu kính là

  • A. 12 cm.
  • B. 24 cm.
  • C. 6 cm.
  • D. 48 cm.

Câu 16: Người già thường đeo kính là thấu kính hội tụ để đọc sách. Nếu thấu kính có tiêu cự f = 60 cm thì cần đặt sách cách thấu kính bao nhiêu để ảnh của các dòng chữ trên sách cách thấu kính 60 cm?

  • A. 20 cm.
  • B. 30 cm.
  • C. 60 cm.
  • D. 50 cm.

Câu 17: Một kính lúp có tiêu cự 10 cm được dùng để quan sát vật nhỏ có kích thước 1 mm. Muốn thu được ảnh cao 10 mm thì phải đặt vật ở vị trí nào và ảnh thu được cách kính bao nhiêu?

  • A. Vật cách kính 10 cm và ảnh cách kính 90 cm.
  • B. Vật cách kính 9 cm và ảnh cách kính 90 cm.
  • C. Vật cách kính 9 cm và ảnh cách kính 100 cm.
  • D. Vật cách kính 10 cm và ảnh cách kính 100 cm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác