Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 29: Polymer

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 29: Polymer bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

  • A. Polyethylene.
  • B. Tơ tằm.    
  • C. Tinh bột.  
  • D. Cellulose.

Câu 2: Tơ hóa học là

  • A. loại tơ có sẵn trong tự nhiên.
  • B. loại tơ chế biến hóa học từ các polymer thiên nhiên.
  • C. loại tơ tổng hợp từ các chất đơn giản.
  • D. loại tơ chế biến hóa học từ các polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp từ các chất đơn giản.

Câu 3: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

  • A. Poliacrilonitrile.
  • B. Polyethylene.
  • C. Poly(vinyl chloride).
  • D. Cellulose.

Câu 4: Chỉ ra điều sai khi nói về polymer:

  • A. Có phân tử khối lớn.
  • B. Phân tử do nhiều mắt xích tạo nên.
  • C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi xác định.
  • D. Không tan trong nước và các dung môi thông thường.

Câu 5: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng là:

  • A. polymer là chất dễ bay hơi.
  • B. polymer là những chất dễ tan trong nước.
  • C. polymer chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
  • D. polymer là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích khác nhau liên kết với nhau.
  • B. Polymer luôn là chất rắn, không bay hơi và hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường.
  • C. Polymer do con người tổng hợp từ những chất đơn giản gọi là polymer nhân tạo.
  • D. polyethylene và poli(vinyl clorua) là loại polymer tổng hợp còn tinh bột và cellulose là polymer tự nhiên.

Câu 7: Loại tơ có nguồn gốc từ cellulose là 

  • A. tơ tằm, bông vải.                    
  • B. tơ tằm, sợi đay.
  • C. bông vải, sợi đay.                   
  • D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Polymer có thể có mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh hoặc mạng lưới không gian.
  • B. Đa số các polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
  • C. Các polymer thường có nhiệt độ nóng chảy cao và không xác định.
  • D. Các polymer có tính đàn hồi gọi là cao su.

Câu 9: Vinyl chloride là monomer của polymer nào sau đây?

  • A. Polybutadiene.
  • B. Polyethylene.
  • C. Poly(vinyl chloride).
  • D. Polycaproamide.

Câu 10: Khi giặt quần áo có chất liệu ni lông, len, tơ tằm ta sẽ giặt

  • A. bằng nước nóng.
  • B. chỉ ủi (là) nóng.
  • C. bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước ấm.
  • D. bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Câu 11: Tơ visco không thuộc loại

  • A. Tơ hóa học.
  • B. Tơ tổng hợp.
  • C. Tơ bán tổng hợp.
  • D. Tơ nhân tạo.

Câu 12: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên?

  • A. Tính đàn hồi.
  • B. Không dẫn điện và nhiệt.
  • C. Không thấm khí và nước.
  • D. Không tan trong xăng và benzene.

Câu 13: Sợi bông thuộc loại polymer nào?

  • A. Polymer thiên nhiên.
  • B. Polymer tổng hợp.
  • C. Polymer bán tổng hợp.
  • D. Polymer nhân tạo.

Câu 14: Chất nào sau đây không phải polymer?

  • A. Cellulose.
  • B. Tristearin.
  • C. Amylopectin.
  • D. Thủy tinh hữu cơ.

Câu 15: Monomer nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE?

  • A. Methane. 
  • B. Ethylene.
  • C. Acetylene. 
  • D. Vinyl chloride.

Câu 16: Đốt cháy một loại polymer chỉ thu được khí carbon dioxide và hơi nước có tỉ lệ số mol CO2: số mol H2O là 1 : 1. Polymer trên thuộc loại nào trong số các polymer sau?

  • A. Polyethylene.
  • B. Poly(vinyl chloride).
  • C. Tinh bột.  
  • D. Cellulose.

Câu 17: Khi trùng hợp ethylene dưới điều kiện và áp suất cao thu được một loại PE có khối lượng phân tử trung bình là 112000 amu. Hệ số trùng hợp của polymer đó là 

  • A. 1520.       
  • B. 4000.       
  • C. 3650.       
  • D. 4500.

Câu 18: Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau: … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– … Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là

  • A. –CH2 –CH2 –CH2 –.                                              
  • B. –CH-CH2 - CH2 –CH2 –.
  • C. –CH2 –.                                                                  
  • D. –CH2 –CH2 –.

Câu 19: Dạng tơ nilon phổ biến nhất hiện nay là tơ nilon-6 có chứa 63,68% C; 12,38%N; 9,80%H; 14,4%O. Công thức thực nghiệm của nilon-6 là:

  • A. C6NH11O
  • B. C5NH9O
  • C. C6N2H10O
  • D. C­6NH11O2

Câu 20: Trùng hợp m tấn ethylene thu được 1 tấn polyethylene (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.
  • B. 2,00.
  • C. 0,80.
  • D. 1,25.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác