Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian.    
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.   
  • D. Kì sau.

Câu 2: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  • A. 4 hàng.    
  • B. 3 hàng.    
  • C. 2 hàng.    
  • D. 1 hàng.

Câu 3: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  • A. Đóng xoắn cực đại.      
  • B. Bắt đầu đóng xoắn.      
  • C. Dãn xoắn. 
  • D. Bắt đầu tháo xoắn.

Câu 4: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

  • A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.     
  • B. lưỡng bội ở trạng thái kép.      
  • C. đơn bội ở trạng thái đơn.        
  • D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 5: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở

  • A. tế bào sinh dưỡng.                  
  • B. tế bào sinh dục vào thời kì chín.        
  • C. tế bào mầm sinh dục.              
  • D. tợp tử và tế bào sinh dưỡng.

Câu 6: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

  • A. Kì đầu.    
  • B. Kì giữa.   
  • C. Kì sau.     
  • D. Kì cuối.

Câu 7: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

  • A. 12. 
  • B. 48. 
  • C. 46. 
  • D. 45.

Câu 8: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

  • A. nhân đôi NST.              
  • B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
  • C. phân li NST về hai cực của tế bào.    
  • D. co xoắn và tháo xoắn NST.

Câu 9: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

  • A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.        
  • B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.        
  • C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.        
  • D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.

Câu 10: Trong quá trình phân chia nhân của nguyên phân, NST kép tồn tại ở các kì là

  • A. kì trung gian, kì đầu.
  • B. kì đầu và kì giữa, kì sau.
  • C. kì giữa và kì sau.
  • D. kì trung gian, kì cuối.

Câu 11: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.    
  • B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.    
  • C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.     
  • D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Câu 12: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

  • A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn.              
  • B. Đơn bội ở trạng thái đơn.
  • C. Lưỡng bội ở trạng thái kép.               
  • D. Đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 13: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:

  • A. kì trung gian của lần phân bào I.       
  • B. kì giữa của lần phân bào I.      
  • C. kì trung gian của lần phân bào II.      
  • D. kì giữa của lần phân bào II.

Câu 14: Nguyên phân diễn ra ở đâu?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Tế bào sinh dục. 
  • C. Màng tế bào.
  • D. Mọi tế bào.

Câu 15: Giảm phân diễn ra ở 

  • A. tế bào sinh dưỡng. 
  • B. tế bào mầm sinh dục. 
  • C. tế bào sinh dục. 
  • D. tế bào sinh dục trường thành.

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi 1, 2

Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 chromatid trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. 

Câu 16: Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?

  • A. 3.                       
  • B. 4.                       
  • C. 5.                       
  • D. 6.

Câu 17: Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?

  • A. 31.                     
  • B. 32.                     
  • C. 33.                     
  • D. 63.

Câu 18: Có 5 tế bào tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp, số tế bào con tạo thành là

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 40.
  • D. 45.

Câu 19: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp trong quá trình trên là bao nhiêu? Giả sử bộ NST lưỡng bội của loài là 2n; a là số tế bào tham gia nguyên phân và k là số lần nguyên phân bằng nhau của mỗi tế bào. Công thức tính số NST đơn môi trường cung cấp là: a.2n(2k - 1)

  • A. 7 và 1792.          
  • B. 7 và 1764.          
  • C. 6 và 882.            
  • D. 6 và 896.

Câu 20: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào mầm sinh dục đực nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào mầm sinh dục đó đã nguyên phân với số lần là:

  • A. 7.                       
  • B. 6.                       
  • C. 5.                       
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác