Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 9 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xét 5 tế bào của một loài có bộ NST 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 30690 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên:

  • A. 12.     
  • B. 20.     
  • C. 10.    
  • D. 15.

Câu 2: Trong giảm phân, NST nhân đôi

  • A. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.
  • B. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.
  • C. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.
  • D. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

Câu 3: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong kỳ sau của giảm phân I là

  • A. 240.     
  • B. 320.    
  • C. 80.     
  • D. 160.

Câu 4: DNA quyết định điều gì?

  • A. đặc điểm của sinh vật.
  • B. đặc điểm của vật không sống.
  • C. tổ chức sinh vật.
  • D. không cố gắng.

Câu 5: 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau, môi trường cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tế bào con được sinh ra là 640. Bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là:

  • A.  4.
  • B.  8.
  • C.  12.
  • D.  16.

Câu 6: Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, kiểu gene Bb quy định hoa hồng; hai cặp gene này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. F2 có 2 loại kiểu gene quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng.
  • B. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 số cây thuần chủng chiếm 25%.
  • C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng.
  • D. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.

Câu 7: Gene là một đoạn của phân tử DNA

  • A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử RNA.
  • B. Mang thông tin di truyền của các loài.
  • C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.
  • D. Chứa các bộ 3 mã hoá các amino acid.

Câu 8: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của DNA là

  • A. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với DNA mẹ ban đầu.
  • B. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một DNA giống với DNA mẹ còn DNA kia có cấu trúc đã thay đổi.
  • C. trong 2 DNA mới, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
  • D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của DNA trên hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 9: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là

  • A. thường bị mất trí nhớ.
  • B. rối loạn hoạt động sinh dục và không có con.
  • C. thường bị chết sớm.
  • D. da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bằng kĩ thuật gene người ta đã đưa nhiều gene quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.
  • B. Cây trồng biến đổi gene không được tạo ra nhờ kĩ thuật gene.
  • C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gene kháng virus, gene kháng rầy nâu… vào một số cây trồng như lúa, ngô.
  • D. Tạo giống cây trồng biến đổi gene là một trong những ứng dụng của công nghệ gene.

Câu 11: Chọn phát biểu sai. Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. tham gia quyết định giới tính.
  • B. khác nhau về số lượng hoặc hình thái ở giới đực và giới cái.
  • C. có kí hiệu bằng chữ cái khác nhau như X, Y hoặc Z, W.
  • D. có số lượng khác nhau nhưng hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.

Câu 12: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

  • A. Người nữ.                    
  • B. Người nam.
  • C. Cả nam lẫn nữ.            
  • D. Nam vào giai đoạn dậy thì.

Câu 13: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

  • A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.     
  • B. lưỡng bội ở trạng thái kép.     
  • C. đơn bội ở trạng thái đơn.        
  • D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 14: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là đột biến NST thể:

  • A. Tam nhiễm.                 
  • B. Tam bội (3n).              
  • C. Tứ bội (4n).       
  • D. Dị bội (2n - 1).

Câu 15: Tính trạng trội là gì?

  • A. Tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene dị hợp tử.       
  • B. Tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene đồng hợp tử.           
  • C. Tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene dị hợp tử.
  • D. Tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene đồng hợp tử.

Câu 16: Đặc điểm của thực vật đa bội là

  • A. có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội .
  • B. tốc độ phát triển chậm.
  • C. kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.
  • D. ở cây trồng thường làm giảm năng suất.

Câu 17: Mendel tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp nào?

  • A. Cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
  • B. Lai các giống thuần chủng với nhau.
  • C. Lai các giống không thuần chủng với nhau.
  • D. Cây thụ phấn qua hai thế hệ.

Câu 18: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. giới đực XY, giới cái XX.                          
  • B. giới đực XX, giới cái XY.
  • C. giới đực XY, giới cái XO.                          
  • D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 19: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian.    
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.   
  • D. Kì sau.

Câu 20: Allele là gì?

  • A. Các trạng thái biểu hiện giống nhau của các gene khác nhau.
  • B. Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.
  • C. Các trạng thái biểu hiện khác nhau của các gene khác nhau.
  • D. Các trạng thái biểu hiện giống nhau của cùng một gene.

Câu 21: Cho biết một loài có 2n = 24 và quá trình nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 10 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ: 4:1:1:4. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu?

  • A.  31 và 1536.
  • B.  7 và 192.
  • C.  63 và 2289.
  • D.  15 và 384.

Câu 22: Tại sao DNA được gọi là vật chất di truyền chủ yếu trong sinh giới?

  • A. Vì DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  • B. Vì DNA có chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho các hoạt động sống.
  • C. Vì DNA có chức năng xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng sinh hóa.
  • D. Vì DNA có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác