Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 4) bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là gì?

  • A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn không thay đổi.
  • B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên.
  • C. Khi không có đường từ xung quanh tiết diện của cuộn dây dẫn.
  • D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đủ lớn để tạo ra dòng điện cảm ứng.

Câu 2: Dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào?

  • A. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  • B. Duy trì số đường sức từ luôn tăng dần.
  • C. Giữ cho cuộn dây không có đường sức từ đi qua.
  • D. Duy trì số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín không đổi.

Câu 3: Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn kín thì cuộn dây hút được các vật bằng sắt, thép,…điều này chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng sinh lí.
  • C. Tác dụng phát sáng.
  • D. Tác dụng từ.

Câu 4: Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều thường được ứng dụng ở đâu?

  • A. Trong y học để chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe.
  • B. Trong các thiết bị điện như chuông điện, rơ-le điện,…
  • C. Trong các thiết bị làm nóng như máy sưởi, máy sấy tóc,…
  • D. Trong các thiết bị chiếu sáng.

Câu 5: Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì khi chạy qua bếp hồng ngoại?

  • A. Tác dụng từ.
  • B. Tác dụng nhiệt.
  • C. Tác dụng sinh lí.
  • D. Tác dụng phát sáng.

Câu 6: Trong thí nghiệm dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện, trường hợp nào sau đây làm xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Sau khi ngắt công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.
  • B. Công tắc điện nối cuộn dây với bộ nguồn đang mở.
  • C. Trong khi ngắt công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.
  • D. Sau khi đóng công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.

Câu 7: Hiện tượng cảm ứng điện từ có thể dùng để chế tạo

  • A. kính viễn vọng.
  • B. bóng đèn.
  • C. động cơ mô tô.
  • D. máy phát điện.

Câu 8: Dụng cụ sử dụng dòng điện xoay chiều nào dưới đây hoạt động dựa trên cùng tác dụng với bàn là?

  • A. Lò nướng.
  • B. Loa điện.
  • C. Bút thử điện.
  • D. Máy đốt điện cao tần.

Câu 9: Trong các tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng nào không thể hoạt động nếu thay vào đó là dòng điện một chiều?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng từ.
  • C. Tác dụng sinh lí.
  • D. Tác dụng phát sáng.

Câu 10: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

A black and white drawing of a circle

Description automatically generated

  • A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  • B. Trong thời gian giữ cố định nam châm ở gần vòng dây.
  • C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  • D. Trong thời gian nam châm ở xa vòng dây.

Câu 11: Hiện tượng cảm ứng điện từ được phát hiện bởi nhà bác học nào?

  • A. Michael Faraday.
  • B. Thomas Edison.
  • C. Nikola Tesla.
  • D. Benjamin Franklin.

Câu 12: Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Quay nam châm vĩnh cửu trước cuộn dây dẫn.
  • B. Dịch chuyển nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
  • C. Trong khi ngắt công tắc điện của nam châm điện nối với cuộn dây.
  • D. Giữ yên nam châm vĩnh cửu trong lòng cuộn dây.

Câu 13: Khi nam châm và cuộn dây dẫn đứng yên

  • A. Không có các đường sức từ xung quanh nam châm.
  • B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng lên.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm đi.

Câu 14: Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng nào được dùng trong phục hồi chức năng?

  • A. Lớn hơn 5 kHz.
  • B. Lớn hơn 10 kHz.
  • C. Lớn hơn 20 kHz.
  • D. Lớn hơn 30 kHz.

Câu 15: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?

  • A. Đèn huỳnh quang.
  • B. Máy sưởi.
  • C. Máy sấy tóc.
  • D. Rơ-le điện.

Câu 16: Máy biến thế là thiết bị có chức năng làm biến đổi hiệu điện thế. Cấu tạo máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau quấn trên lõi thép kĩ thuật điện. Theo em, dòng điện xoay chiều trong máy biến thế là tác dụng gì?

  • A. Tác dụng từ.
  • B. Tác dụng sinh lí.
  • C. Tác dụng phát sáng.
  • D. Tác dụng nhiệt.

Câu 17: Dynamo ở xe đạp là bộ phận tạo ra dòng điện để làm đèn phát sáng. Cấu tạo của dynamo được mô tả như hình vẽ. Theo em, để tạo ra dòng điện xoay chiều ở thiết bị này, ta cần làm gì?

  • A. Nối hai đầu của dynamo với hai cực của acquy.
  • B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm dynamo.
  • C. Làm cho nam châm trong dynamo quay trước cuộn dây.
  • D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.  

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác