Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xa toàn phần

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xa toàn phần bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hình bên mô tả khúc xạ khi tia sáng truyền từ môi trường nước ra không khí. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. B là điểm tới.
  • B. AB là tia khúc xạ.
  • C. BN là tia tới.
  • D. BC là pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 2: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

  • A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
  • B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
  • C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ bằng 0.
  • D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 3: Cho biết tốc độ ánh sáng truyền trong không khí là 300 000 km/s; trong thủy tinh là 197 368 km/s. Chiết suất của thủy tinh là

  • A. 1,52.
  • B. 1,35.
  • C. 1,48.
  • D. 1,30.

Câu 4: Tính góc tới hạn khi chiếu tia sáng từ thủy tinh ra không khí. Biết chiết suất của thủy tinh là n = 1,52.

  • A. 410.
  • B. 480.
  • C. 520.
  • D. Không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 5: Một tia sáng truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường nước và không khí. Biết chiết suất tỉ đối của nước đối với không khí là n = 4/3 và góc tới bằng 300. Độ lớn góc khúc xạ là

  • A. 48,590.
  • B. 22,020.
  • C. 41,810.
  • D. 19,470.

Câu 6: Hình dưới mô tả tia sáng bị khúc xạ khi đi từ không khí vào nước. Trong đó tia SI được gọi là gì?

  • A. Tia khúc xạ.
  • B. Tia phản xạ
  • C. Tia tới.
  • D. Tia pháp tuyến.

Câu 7: Với n là chiết suất môi trường, c là tốc độ ánh sáng truyền trong chân không và v là tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó, công thức nào sau đây đúng?

  • A.
  • B.
  • C. n = v.c.
  • D. n = v2.c.

Câu 8: Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi nào?

  • A. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất bằng nhau.
  • B. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
  • C. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất rất lớn.
  • D. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

Câu 9: Với n1 và n2 lần lượt là chiết suất của môi trường chứa tia tới và môi trường chứa tia khúc xạ. Góc tới hạn ith được xác định bởi công thức nào?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 10: Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A. n1sinr = n2sini.
  • B. n1sini = n2sinr.
  • C. n1cosr = n2cosi.
  • D. n1tani = n2tanr.

Câu 11: Khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước, ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế. Hiện tượng này liên quan đến

  • A. sự truyền thẳng của ánh sáng.
  • B. khúc xạ ánh sáng.
  • C. phản xạ ánh sáng.
  • D. khả năng quan sát của mắt người.

Câu 12: Một tia sáng đi từ chất lỏng trong suốt cho chiết suất n sang môi trường không khí. Đường đi của tia sáng được biểu diễn như hình vẽ. Cho α = 600 và β = 300. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Góc tới bằng 600.
  • B. Góc khúc xạ bằng 300.
  • C. Tổng của góc tới và góc khúc xạ bằng 900.
  • D. Chiết suất của chất lỏng là n = 4/3.

Câu 13: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng?

  • A. Tia sáng mặt trời bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp mặt nước.
  • B. Tia sáng mặt trời bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi từ không khí vào nước.
  • C. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
  • D. Khi soi gương ta thấy ảnh bị ngược với vật.

Câu 14: Vì sao khi đứng trên thành hồ bơi, ta lại thấy đáy hồ bơi có vẻ gần mặt nước hơn so với thực tế?

  • A. Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
  • B. Do hiện tượng phản xạ ánh sáng.
  • C. Do hiện tượng phản xạ toàn phần.
  • D. Do ánh sáng hội tụ khi qua mặt nước.

Câu 15: Nước có chiết suất n = 4/3. Chiếu ánh sáng từ nước ra không khí, với góc tới nào dưới đây có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?

  • A. 200.
  • B. 300.
  • C. 400.
  • D. 500.

Câu 16: Một bể chứa nước rất rộng có thành cao 50 cm và đáy phẳng rất rộng, mực nước trong bể cao 40 cm. Ánh sáng chiếu vào theo phương hợp với mặt nước góc 300. Biết chiết suất của nước là 4/3. Độ dài của thành bể tạo thành trên đáy bể nước là

  • A. 51,4 cm.
  • B. 17,3 cm.
  • C. 85,9 cm.
  • D. 34,1 cm.

Câu 17: Sợi quang được ứng dụng trong nội soi, trang trí, truyền thông tin,… Sợi quang có thể cho ánh sáng đi từ đầu này đến đầu bên kia mà hầu như không làm giảm cường độ sáng. Tính chất này có được là do khi tia sáng truyền trong sợi quang nếu gặp lớp vỏ sẽ bị phản xạ toàn phần. 

Một sợi quang với lõi có chiết suất nl = 1,5, phần vỏ bọc có chiết suất nv = 1,4. Chiếu chùm tia tới hợp với mặt trước của phần lõi một góc 2α như hình vẽ. Tìm giá trị α để các tia sáng có thể truyền được trong ống của sợi quang?

  • A. α ≤ 300.
  • B. α ≥ 300.
  • C. α ≤ 450.
  • D. α ≥ 450

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác