Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thấu kính là gì?

  • A. Là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong.
  • B. Là một khối trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.
  • C. Là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cong, có phần rìa dày hơn phần giữa.
  • D. Là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cong, có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

Câu 2: Thấu kính hội tụ là thấu kính có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Phần rìa của thấu kính mỏng hơn phần ở giữa.
  • B. Phần rìa của thấu kính dày hơn phần ở giữa.
  • C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau.
  • D. Có hình dạng bất kì.

Câu 3: Tia sáng qua quang tâm O có đặc điểm gì?

  • A. Đều truyền thẳng.
  • B. Đều đi qua tiêu điểm chính.
  • C. Đều đi qua tiêu điểm ảnh.
  • D. Đều nằm trên trục chính.

Câu 4: Khi chiếu chùm sáng tới song song tới thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa khi đặt trong không khí, tia ló ra có đặc điểm gì?

  • A. Là chùm sáng song song.
  • B. Là chùm sáng hội tụ.
  • C. Là chùm sáng phân kì.
  • D. Không có tia ló.

Câu 5: Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính của thấu kính được gọi là

  • A. tiêu điểm ảnh.
  • B. quang tâm.
  • C. trục chính.
  • D. tiêu cự.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây không được dùng làm thấu kính?

  • A. Nhựa.
  • B. Thủy tinh.
  • C. Nhôm.
  • D. Kính polymer.

Câu 7: Cho một thấu kính có tiêu cự là 15 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là bao nhiêu.

  • A. 15 cm.
  • B. 20 cm.
  • C. 30 cm.
  • D. 50 cm.

Câu 8: Một tia sáng chiếu tới quang tâm của thấu kính như hình vẽ. Tia ló sẽ đi theo hướng nào?

  • A. Hướng a.
  • B. Hướng b.
  • C. Hướng c.
  • D. Hướng d.

Câu 9: Hình vẽ dưới biểu tia tới một thấu kính được đặt trong hộp kín và tia ló tương ứng. Thấu kính trong hộp là thấu kính gì?

  • A. Thấu kính phân kì.
  • B. Thấu kính hội tụ.
  • C. Thấu kính phẳng.
  • D. Thấu kính Fresnel.

Câu 10: Thấu kính hội tụ nào sau đây có tiêu cự lớn nhất?

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4.

Câu 11: Hình vẽ dưới đây mô tả

  • A. thấu kính rìa mỏng, là thấu kính phân kì.
  • B. thấu kính rìa mỏng, là thấu kính hội tụ.
  • C. thấu kính rìa dày, là thấu kính phân kì.
  • D. thấu kính rìa dày, là thấu kính hội tụ.

Câu 12: Kí hiệu của thấu kính hội tụ là

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4.

Câu 13: Thấu kính lõm là loại thấu kính

  • A. không cho ánh sáng đi qua.
  • B. làm hội tụ chùm sáng tới song song.
  • C. làm chùm tia ló song song.
  • D. làm phân kì chùm sáng tới song song.

Câu 14: Nhận định nào sau đây về thấu kính hội tụ là không đúng?

  • A. Có phần rìa dày hơn phần giữa.
  • B. Có tác dụng làm hội tụ chùm sáng tới song song.
  • C. Quang tâm cho ánh sáng đi qua truyền thẳng.
  • D. Tia sáng qua thấu kính cho các tia ló tập trung tại một điểm.

Câu 15: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
  • B. Không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng phân kì.
  • C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
  • D. Không thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng phân kì.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác