Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (chủ đề 6)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (chủ đề 6) bộ sách khoa học tự nhiên 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hãy hoàn thành đoạn sau: …(1)…và… (2) … đều là hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang carbon chiếm từ …(3)…, còn trong thép hàm lượng carbon …(4)…. Các số 1; 2; 3; 4 lần lượt là:

  • A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%.    
  • B. gang; thép; 2-5%; trên 2%.
  • C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%.    
  • D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%.

Câu 2: Dãy kim loại nào sau đây có mức độ hoạt động hoá học giảm dần:

  • A. Na, Al, Fe, Mg, Zn       
  • B. Mg, Na, Fe, Zn, Al
  • C. Na, Mg, Al, Zn, Fe       
  • D. Al, Zn, Mg, Fe, Na.

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của của kim loại?

  • A. Có tính dẻo.       
  • B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • C. Dẫn điện, dẫn nhiệt.     
  • D. Có ánh kim.

Câu 4: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại…. (1)..... từ trái sang phải. Kim loại đứng trước .....(2)..... phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành .....(3)..... và giải phóng hydrogen. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch acid (HCl; H2SO4 loãng...) giải phóng..... (4)...... Kim loại đứng trước (trừ Na; K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi .....(5)......

Các số 1; 2; 3; 4; 5 lần lượt là:

  • A. giảm dần, magnesium, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.
  • B. magnesium, giảm dần, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.
  • C. kiềm, magnesium,  giảm dần, khí hydrogen, dung dịch muối.
  • D. giảm dần, magnesium, khí hydrogen, dung dịch muối, kiềm.

Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh (Sulfur)?

  • A. chất rắn màu vàng.
  • B. không tan trong nước.
  • C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
  • D. tan nhiều trong benzene.

Câu 6: Có các dung dịch HCl, NaOH, CuSO4, Al2(SO4)3 và khí Cl2. Sắt tác dụng được với

  • A. HCl; Cl2; Al2(SO4)3.                                     
  • B. Cl2; CuSO4; Al2(SO4)3.
  • C. HCl; NaOH; CuSO4.                                 
  • D. Cl2; HCl; CuSO4.

Câu 7: Oxygen tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?

  • A. Mg, Cl2.
  • B. Al, C.
  • C. Ca, F2.
  • D. Au, S.

Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là

  • A. Hg, O2, HCl.
  • B. Pt, Cl2, KClO3.
  • C. Zn, O2, F2.
  • D. Na, Br2, H2SO4 loãng.

Câu 9: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

  • A. Ag và O3     
  • B. CO và O   
  • C. Mg và O2     
  • D. CO2 và O2

Câu 10: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang?

  • A. Dung dịch HCl.
  • B. Dung dịch NaOH.
  • C. Dung dịch H2SO4.
  • D. Không có dung dịch nào.

Câu 11: Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất

  • A. dẫn điện. 
  • B. dẫn nhiệt. 
  • C. ánh kim.  
  • D. tính dẻo.

Câu 12: Cho sơ đồ: Kim loại → base → muối 1 → muối 2. Dãy chuyển hóa nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên?

  • A. Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2.                  
  • B. Na → NaOH → Na2SO4 → NaCl.
  • C. Fe → FeO → FeSO4 → FeCl2.                    
  • D. Mg → Mg(OH)2 →MgSO4 →MgCl2

Câu 13: Một loại quặng sắt có chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong 1 tấn quặng là:

  • A. 858 kg.
  • B. 885 kg.
  • C. 588 kg.
  • D. 724 kg.

Câu 14: Cho sơ đồ:

X là

  • A. Al. 
  • B. Fe. 
  • C. Mg.          
  • D. Cu.

Câu 15: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

  • A. 5,6 gam.   
  • B. 11,2 gam.   
  • C. 2,8 gam.   
  • D. 8,4 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác