Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề 6: Kim loại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Ôn tập chủ đề 6: Kim loại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Vàng thường được sử dụng làm

  • A. lõi dây điện.                                    
  • B. tranh sơn dầu.
  • C. trang sức.                                        
  • D. vật dụng xây dựng.

Câu 2: Nhiều kim loại tác dụng với ___________ tạo thành oxide.

  • A. hydrogen.                   
  • B. chlorine.            
  • C. oxygen.             
  • D. sodium.

Câu 3: Acid HCl phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

  • A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2.             
  • B. NaOH, CuO, Ag, Zn.
  • C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, Hg.            
  • D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.

Câu 4: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxide phải dùng một lượng oxygen bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?

  • A. Fe.                    
  • B. Al.                     
  • C. Mg.                   
  • D. Ca.

Câu 5: Cho 1 viên Sodium vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

  • A. Viên Sodium tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu.
  • B. Viên Sodium tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam.
  • C. Viên Sodium tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
  • D. Không có hiện tượng.

Câu 6: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

  • A. K, Al, Mg, Cu, Fe.         
  • B. Cu, Fe, Mg, Al, K.     
  • C. Cu, Fe, Al, Mg, K.     
  • D. K, Cu, Al, Mg, Fe.                 

Câu 7: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2, kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là:

  • A. Na.          
  • B. Mg.         
  • C. Zn. 
  • D. Cu.   

Câu 8: Ngâm lá sắt có khối lượng 56gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Vậy khối lượng Ag sinh ra là

  • A. 10,8 gam.          
  • B. 21,6 gam.          
  • C. 1,08 gam.          
  • D. 2,16 gam.                               

Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

  • A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.                              
  • B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
  • C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.                                
  • D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

Câu 10: Aluminium thường được điều chế từ loại quặng nào?

  • A. Hematite.
  • B. Sphalerite.
  • C. Bauxite.
  • D. Manhetite.

Câu 11: Gang là hợp kim của sắt với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng Carbon chiếm:

  • A. từ 2% đến 6%.                                          
  • B. dưới 2%. 
  • C. từ 2% đến 5%.                                          
  • D. trên 6%.

Câu 12: Thép inox là tên gọi của hợp kim nào?

  • A. Fe-Cr-Ni.
  • B. Fe-Mg-Cr.
  • C. Fe-Mg-Cu.
  • D. Fe-Zn-Cu.

Câu 13: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

  • A. gang trắng.
  • B. thép.
  • C. gang xám.
  • D. duralumin.

Câu 14: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 4,958 lít CO2 (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng carbon trong mẫu gang là

  • A. 4,8%.
  • B. 2,2%.
  • C. 2,4%.
  • D. 3,6%.

Câu 15: Đồng thau là hợp kim của

  • A. Sắt và carbon.
  • B. Đồng và zinc.
  • C. Đồng và thiếc.
  • D. Đồng và Chì.

Câu 16: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai.

  • A. Fe  +   Cl2  →  FeCl2.             
  • B. Fe  + 2HCl  →  FeCl2 +  H2.
  • C. Fe  +  S →   FeS.         
  • D. Fe  +  CuSO4   →  FeSO4 +   Cu.

Câu 17: Có một sơ đồ chuyển hóa sau: MnO2 →   X →  FeCl3  → Fe(OH)3. X có thể là

  • A. Cl2.   
  • B. HCl.
  • C. H2SO4.         
  • D. H2.

Câu 18: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí chlorine dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí chlorine tham gia phản ứng là

  • A. 21,30 gam.        
  • B. 20,50 gam.        
  • C. 10,55 gam.        
  • D. 10,65 gam.

Câu 19: Tính chất nào sau đây không phải của của kim loại?

  • A. Có tính dẻo.      
  • B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • C. Dẫn điện, dẫn nhiệt.    
  • D. Có ánh kim.

Câu 20: Dãy kim loại tác dụng được với Pb(NO3)2 thu được kim loại Pb là:

  • A. Mg; Al; Zn; Fe. 
  • B. K; Mg; Al; Zn.  
  • C. K; Al; Zn; Cu.   
  • D. Mg; Al; Cu; Ag.

Câu 21: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nhôm (aluminum) đứng ở vị trí nào?

  • A. sau zinc, trước magnesium.   
  • B. sau magnesium; trước zinc.
  • C. sau sắt; trước zinc.      
  • D. sau zinc; trước iron.

Câu 22: Cho sơ đồ: Kim loại → base → muối 1 → muối 2. Dãy chuyển hóa nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên?

  • A. Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2.                         
  • B. Na → NaOH → Na2SO4 → NaCl.
  • C. Fe → FeO → FeSO4 → FeCl2.                            
  • D. Mg → Mg(OH)2 →MgSO4 →MgCl2

Câu 23: Cho sơ đồ:

TRẮC NGHIỆM 

X là

  • A. Al. 
  • B. Fe. 
  • C. Mg.         
  • D. Cu.

Câu 24: Cho các thông tin sau:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là

  • A. Cl2, CO, CO2.              
  • B. Cl2, SO2, CO2.             
  • C. SO2, H2, CO2.                                       
  • D. H2, CO, SO2.

Câu 25: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột copper (II) oxide và bột manganese dioxide, ta dùng

  • A. dung dịch HCl đặc, nóng.
  • B. dung dịch NaCl.
  • C. dung dịch CuSO4.
  • D. nước nóng.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác