Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nucleotide – đơn phân của nucleic acid có cấu tạo gồm 3 thành phần là

  • A. gốc phosphate, đường pentose, nitrogenous base.
  • B. gốc phosphate, đường ribose, nitrogenous base.
  • C. gốc phosphate, đường deoxyribose, nitrogenous base.
  • D. gốc phosphate, đường glucose, nitrogenous base.

Câu 2: Gene là một đoạn của phân tử DNA

  • A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử RNA.
  • B. Mang thông tin di truyền của các loài.
  • C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.
  • D. Chứa các bộ 3 mã hoá các amino acid.

Câu 3: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử DNA là

  • A. C, H, O, Na, S.
  • B. C, H, O, N, P.
  • C. C, H, O, P.
  • D. C, H, N, P, Mg.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bằng kĩ thuật gene người ta đã đưa nhiều gene quy định nhiều đặc điểm quý vào cây trồng.
  • B. Cây trồng biến đổi gene không được tạo ra nhờ kĩ thuật gene.
  • C. Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chuyển được gene kháng virus, gene kháng rầy nâu… vào một số cây trồng như lúa, ngô.
  • D. Tạo giống cây trồng biến đổi gene là một trong những ứng dụng của công nghệ gene.

Câu 5: Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của DNA là

  • A. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với DNA mẹ ban đầu.
  • B. hai DNA mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một DNA giống với DNA mẹ còn DNA kia có cấu trúc đã thay đổi.
  • C. trong 2 DNA mới, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
  • D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của DNA trên hai hướng ngược chiều nhau.

Câu 6: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

  • A. anticodon.
  • B. amino acid.
  • C. triplet.
  • D. codon.

Câu 7: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polyribonucleotide được tổng hợp theo chiều nào?

  • A. 3’ → 3’.
  • B. 3’ → 5’.
  • C. 5’ → 3’.
  • D. 5’ → 5’.

Câu 8: Cặp nitrogenous base  nào sau đây không có liên kết hydrogene bổ sung?

  • A. U và T.
  • B. T và A.
  • C. A và U.
  • D. G và C.

Câu 9: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

  • A. kiểu gene của con giống với kiểu gene của bố mẹ.
  • B. DNA của con giống với DNA của bố mẹ.
  • C. mRNA của con giống với mRNA của bố mẹ.
  • D. protein của con giống với protein của bố mẹ.

Câu 10: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh

  • A. mức độ tiến hoá của loài.
  • B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
  • C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
  • D. số lượng gene của mỗi loài.

Câu 11: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

  • A. Người nữ.                   
  • B. Người nam.
  • C. Cả nam lẫn nữ.            
  • D. Nam vào giai đoạn dậy thì.

Câu 12: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian.    
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.   
  • D. Kì sau.

Câu 13: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  • A. 4 hàng.    
  • B. 3 hàng.    
  • C. 2 hàng.    
  • D. 1 hàng.

Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là

  • A. mất một đoạn lớn NST.
  • B. lặp đoạn NST.
  • C. chuyển đoạn nhỏ NST.
  • D. đảo đoạn NST.

Câu 15: Đột biến đảo đoạn là:

  • A. ABCDE*FGH-->ABABCDE*FGH.
  • B. ABCDE*FGH-->ABDE*FGH.
  • C. ABCDE*FGH-->ABE*FCDGH.
  • D. ABCDE*FGH-->ABCDGF*EH.

Câu 16: Cơ thể cây cải bắp lưỡng bội 2n = 20 NST. Khi giảm phân giao tử có bộ NST n + 1 là bao nhiêu?

  • A. 10.
  • B. 11.
  • C. 19.
  • D. 21.

Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gene không allele phân li độc lập quy định. Trong kiểu gene, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một allele trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Cho các phép lai duới đây:
 

 I.  AAbb × AaBb    

II. aaBB × AaBb    

III. AAbb × AaBB

IV. AAbb × AABb 

V. aaBb × AaBB    

VI. Aabb × AABb 

Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 18: Trong trường hợp gene trội hoàn toàn, tỷ lệ phân ly tính trạng 1:1 ở đời con là kết quả của phép lai nào sau đây?

  • A. Aa × aa.
  • B. AA ×Aa.
  • C. Aa × Aa.
  • D. AA × aa.

Câu 19: NST thường và NST giới tính khác nhau ở

  1. Số lượng trong tế bào.
  2. Khả năng phân li trong phân bào.
  3. Hình thái và chức năng.

Phát biểu đúng là: 

  • A. 2.
  • B. 1,2.
  • C. 1,3.
  • D. 2,3.

Câu 20: Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gene gây bệnh này. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gene bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

  • A. Tất cả con trai, gái không bị bệnh.
  • B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
  • C. ½ con gái mù màu, ½ con gái bình thường, ½ con trai mù màu, ½ con trai bình thường.
  • D. Tất cả con gái bình thường, ½ con trai bình thường, ½ con trai mù màu.

Câu 21: Những nguyên tắc đạo đức sinh học cần áp dụng để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải khi ứng dụng công nghệ di truyền trong cuộc sống là

  • A. Không tạo ra sinh vật biến đổi gene gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
  • B. chẩn đoán giới tính thai nhi vì mục đích lựa chọn giới tính.
  • C. nhân bản vô tính trên người.
  • D. cần gia tăng sự đau đớn trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu trên động vật.

Câu 22: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì

  • A. các gene lặn đột biến có hại bị các gene trội át chế trong kiểu gene dị hợp.
  • B. các gene lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
  • C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
  • D. tập trung các gene trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 23: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

  • A. 1.  
  • B. 2.
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 24: Trong phép lai giữa 2 cây tứ bội khác nhau về 2 cặp gene phân li độc lập AAAAbbbb × aaaaBBBB. Tiếp tục cho F1 tạp giao. Số kiểu gene thu được ở F2

  • A. 25.                               
  • B. 32.                               
  • C. 64.                               
  • D. 81.

Câu 25: Vì sao phụ nữ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Down cao hơn người bình thường?

  • A. Tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn.
  • B. Ảnh hưởng của tâm sinh lý.
  • C. Vật chất di truyền bị biến đổi.
  • D. Khả năng thụ tinh thấp.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác