Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: DNA được cấu tạo từ các

  • A. Deoxyribonucleic.
  • B. Nucleic acid.
  • C. Ribonucleotide.
  • D. Nucleotide.

Câu 2: Bốn loại đơn phân cấu tạo RNA có kí hiệu là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 3: DNA quyết định điều gì?

  • A. đặc điểm của sinh vật.
  • B. đặc điểm của vật không sống.
  • C. tổ chức sinh vật.
  • D. không cố gắng.

Câu 4: Cho một đoạn gene có trình tự của các nucleotide trong mạch 1 như sau:

Mạch 1: – T – A – C – G – G – A – T – A – G – C – G –

Hãy xác định trình tự các nucleotide trong mạch bổ sung (mạch còn lại của gen)?

  • A. – A – U – G – C – C – U – A – U – C – G – C –.
  • B. – A – T – G – C – C – T – A – T – C – G – C –.
  • C. – T – A – C – G – G – A – T – A – G – C – G –.
  • D. – T – U – C – G – G – U – T – U – G – C – G –.

Câu 5: Trong mỗi phân tử DNA con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

  • A. cả 2 mạch đều nhận từ DNA mẹ.
  • B. cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nucleotide môi trường.
  • C. có 1 mạch nhận từ DNA mẹ, một mạch được tổng hợp từ nucleotide môi trường.
  • D. có nửa mạch được tổng hợp từ nucleotide môi trường.

Câu 6: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

  • A. mạch mã hoá.
  • B. mRNA.
  • C. tRNA.
  • D. mạch mã gốc.

Câu 7: Cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau được gọi là 

  • A. hợp tử.
  • B. giao tử.
  • C. giới dị giao tử.
  • D. giới đồng giao tử.

Câu 8: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

  • A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
  • B. số lượng, hình thái NST.
  • C. số lượng, cấu trúc NST.
  • D. số lượng không đổi.

Câu 9: Ở tinh tinh 2n = 48. Số NST đơn bội trong tế bào sinh dưỡng của tinh tinh là 

  • A. 23.
  • B. 24.
  • C. 22.
  • D. 26.

Câu 10: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

  • A. 12. 
  • B. 48. 
  • C. 46. 
  • D. 45.

Câu 11: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

  • A. nhân đôi NST.             
  • B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
  • C. phân li NST về hai cực của tế bào.  
  • D. co xoắn và tháo xoắn NST.

Câu 12: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp trong quá trình trên là bao nhiêu? Giả sử bộ NST lưỡng bội của loài là 2n; a là số tế bào tham gia nguyên phân và k là số lần nguyên phân bằng nhau của mỗi tế bào. Công thức tính số NST đơn môi trường cung cấp là: a.2n(2k - 1)

  • A. 7 và 1792.         
  • B. 7 và 1764.         
  • C. 6 và 882.           
  • D. 6 và 896.

Câu 13: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?

  • A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
  • B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).
  • C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
  • D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 14: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. Biết thân cao là tính trạng trội, đâu là sơ đồ chính xác về phép lai đến đời F2?

  • A. TRẮC NGHIỆM 
  • B. TRẮC NGHIỆM 
  • C. TRẮC NGHIỆM 
  • D. TRẮC NGHIỆM 

Câu 15: Ý nghĩa của liên kết gene là

  1. Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
  2. Làm tăng các biến dị tổ hợp.
  3. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
  4. Dùng để lập bản đồ gene.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 16: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  • A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.
  • B. Không tuân theo các quy luật di truyền.
  • C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
  • D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Câu 17: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gene là

  • A. bệnh máu không đông và bệnh Down. 
  • B. bệnh Down và bệnh Bạch tạng.
  • C. bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng.
  • D. bệnh Turner và bệnh Down.

Câu 18: Hormone insulin được sản xuất dùng để:

  • A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen.
  • B. Chữa bệnh đái tháo đường.
  • C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn.
  • D. Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ.

Câu 19: Các bước thực hiện để tạo DNA tái tổ hợp mang gene mục tiêu

  1. Tách DNA chứa gene mục tiêu từ tế bào cho và tách phân tử DNA dùng làm vector chuyển gene từ vi khuẩn hoặc virus.
  2. Ghép nối gene mục tiêu và vector chuyển gene nhờ enzyme nối để tạo DNA tái tổ hợp.
  3. Cắt gene mục tiêu và DNA dùng làm vector chuyển gene ở vị trí xác định nhờ cùng một loại enzyme cắt chuyên biệt.

Thứ tự đúng là

  • A. (1) - (2) - (3).
  • B. (1) - (3) - (2).
  • C. (2) - (1) - (3).
  • D. (2) - (3) - (1).

Câu 20: Cho biết một loài có 2n = 24 và quá trình nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 10 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ: 4:1:1:4. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu?

  • A. 31 và 1536.
  • B. 7 và 192.
  • C. 63 và 2289.
  • D. 15 và 384.

Câu 21: 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau, môi trường cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tế bào con được sinh ra là 640. Bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là:

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 12.
  • D. 16.

Câu 22: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là :

  • A. 62.
  • B. 32.
  • C. 64.
  • D. 31.

Câu 23: Lý do quan trọng cho việc không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

  • A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền.
  • B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt.
  • C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng.
  • D. Sức khoẻ của mẹ yếu, con sinh ra không khoẻ mạnh.

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi 24, 25

Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 chromatid trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. 

Câu 24: Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?

  • A. 3.                      
  • B. 4.                       
  • C. 5.                       
  • D. 6.

Câu 25: Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?

  • A. 31.                    
  • B. 32.                     
  • C. 33.                     
  • D. 63.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác