Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 8: Đánh giá, chỉnh sửa báo cáo công việc (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 8: Đánh giá, chỉnh sửa báo cáo công việc (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung của phần chính trong báo cáo công việc cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Nhiều hình ảnh phong phú.
- B. Thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau.
- C. Thông tin trong bảng biểu phải đa dạng, phong phú.
D. Đầy đủ các mục, thông tin trong bảng biểu cần chính xác, các nhận xét, đánh giá cần rõ ràng, ngắn gọn.
Câu 2: Báo cáo công việc cần đáp ứng yêu cầu nào về hình thức?
A. Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác.
- B. Đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của người viết báo cáo.
- C. Có chữ kí của người nhận báo cáo.
- D. Có nhiều hình ảnh đẹp mắt.
Câu 3: Phần đầu báo cáo công việc bao gồm những thành phần nào?
- A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- B. Tên tổ chức.
- C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức, địa điểm, thời gian viết báo cáo.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?
- A. Tiêu đề.
- B. Người nhận.
C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- D. Nội dung báo cáo.
Câu 5: Khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ, em cần chú ý điều gì?
- A. Viết theo yêu cầu của tổ chức.
B. Cần viết đúng theo quy định và đúng chính tả.
- C. Viết theo sở thích cá nhân.
- D. Viết theo quy định của trường học.
Câu 6: Khi chỉnh sửa, em cần quan tâm đến yếu tố nào của báo cáo công việc?
- A. Hình thức.
B. Nội dung và hình thức.
- C. Nội dung.
- D. Bảng biểu.
Câu 7: Đâu là tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?
- A. Ngày 25 tháng 9 năm 2024.
- B. Báo cáo kết quả thực hiện đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
- D. Trường Tiểu học Phan Bội Châu.
Câu 8: Báo cáo công việc đạt yêu cầu cần có nội dung như thế nào?
- A. Nội dung dài, nhiều mục.
- B. Nội dung ngắn gọn, sơ sài.
C. Nội dung cụ thể, diễn đạt gãy gọn.
- D. Nội dung hài hước, dí dỏm.
Câu 9: Theo em, người nhận báo cáo công việc thường là ai?
- A. Thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm.
B. Thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô tổng phụ trách,…
- C. Lớp trưởng.
- D. Các cơ quan giáo dục.
Câu 10: Để chuẩn bị thật tốt cho nội dung bản báo cáo, em cần làm gì?
- A. Học hỏi từ thầy cô, bạn bè cách làm bảng biểu.
B. Tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của lớp hoặc của chi đội trong quá trình thực hiện công việc.
- C. Tìm kiếm những bản báo cáo có sẵn trên mạng.
- D. Thu thập số liệu từ các lớp khác để làm báo cáo.
Bình luận