Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 7: Luyện tập về đại từ (tiếp theo) (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 7: Luyện tập về đại từ (tiếp theo) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ in đậm trong câu thơ dưới đây dùng để làm gì?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có tiên xây thành?
- A. Được dùng để thay thế.
B. Được dùng để hỏi.
- C. Được dùng để xưng hô.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 2: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau?
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…
(Trích “Tuổi ngựa” – Xuân Quỳnh)
- A. Tuổi đi, tuổi ngựa.
B. Mẹ, con.
- C. Gì, ơi.
- D. Mẹ ơi, con, tuổi ngựa.
Câu 3: Đâu là đại từ nghi vấn trong các từ sau?
- A. Thế.
- B. Kia.
C. Bao nhiêu.
- D. Này.
Câu 4: Đâu không phải là đại từ xưng hô trong các từ sau?
- A. Tôi.
- B. Chúng tôi.
C. Bạn bè.
- D. Tớ.
Câu 5: Tìm đại từ thay thế trong các câu sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
“Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động”.
- A. Đại từ thế thay cho từ lúa gạo.
B. Đại từ thế thay cho từ rất quý.
- C. Đại từ thế thay cho từ vàng.
- D. Đại từ thế thay cho từ đều.
Câu 6: Tìm đại từ thay thế trong các câu sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
“Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo”.
- A. Đại từ bé thay thế cho từ Rơm.
B. Đại từ chúng thay thế chi từ bọn trẻ.
- C. Đại từ chúng thay thế cho từ nụ cười.
- D. Đại từ bé thay thế cho từ xung quanh.
Câu 7: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?
Chúng ta cùng nhau nặn người tuyết nhé!
- A. Được dùng để thay thế.
- B. Được dùng để hỏi.
C. Được dùng để xưng hô.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 8: Đại từ in đậm trong câu dưới đây thay thế cho từ nào?
Bọn trẻ ngã ụp mặt xuống đấy. Rồi chúng cố đứng lên mà không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết.
A. Bọn trẻ.
- B. Mặt.
- C. Ngã ụp.
- D. Ngã ụp mặt xuống đất.
Câu 9: Từ nào dưới đây không phải là đại từ?
A. Kia.
- B. Thế.
- C. Vậy.
- D. Tôi.
Câu 10: Đâu không phải là đại từ nghi vấn?
A. Ông bà.
- B. Gì.
- C. Nào.
- D. Sao.
Câu 11: Tìm đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Nghỉ hè, Quang gọi điện thoại cho bà:
- … ơi, hai tuần nữa, cả nhà … sẽ về thăm …
A. Bà – cháu – bà.
- B. Cháu – bà – cháu.
- C. Anh – chị – em.
- D. Con – cháu – bà.
Câu 12: Đâu là hiện tượng xưng hô chưa phù hợp trong nhưng câu dưới đây?
A. Con đi chơi đây!
- B. Mẹ ơi, con sang nhà bạn chơi mẹ nhé!
- C. Con biết lỗi rồi ạ, con xin lỗi mẹ!
- D. Thưa mẹ, con đi học về rồi ạ!
Câu 13: Đâu là câu nói có sử dụng đại từ phù hợp trong tình huống: Em muốn xin phép mẹ đi sinh nhật bạn.
- A. Con sang nhà bạn ăn sinh nhật đây!
B. Mẹ ơi, con xin phép sang nhà bạn ăn sinh nhật ạ!
- C. Vì sao con sang nhà bạn ăn sinh nhật?
- D. Mẹ không cho phép con sang nhà bạn ăn sinh nhật à?
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi.
Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hòa hay nên đánh?
Hoàng Quốc Hải.
Câu 14: Đâu là đại từ chỉ người nói trong đoạn văn trên?
- A. Giặc.
- B. Chúng.
C. Trẫm.
- D. Các tướng sĩ.
Câu 15: Đâu là đại từ chỉ người nghe trong đoạn văn trên?
- A. Chúng.
B. Các khanh.
- C. Trẫm.
- D. Bậc trưởng lão.
Bình luận