Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Theo chân Bác
(trích)
Hôm nay sáng mồng hai tháng Chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây Trông đàn con đó, vẫy hai tay Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây! | Người đọc Tuyên ngôn... Rồi chợt hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?" Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!" Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ, Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông. Tố Hữu |
Câu 1: Bài thơ trên viết về ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- C. Những người chiến sĩ biên phòng.
- D. Những người lính hải đảo.
Câu 2: Cảnh vật được miêu tả trong bài thơ gồm những gì?
- A. Hoa vàng.
- B. Tiếng chim.
- C. Nắng.
D. Hoa vàng, tiếng chim, nắng.
Câu 3: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có mấy phần?
A. 3 phần.
- B. 4 phần.
- C. 6 phần.
- D. 2 phần.
Câu 4: Phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
- A. Giới thiệu tên bài thơ.
- B. Giới thiệu tên tác giả.
- C. Nêu ấn tượng về bài thơ.
D. Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.
Câu 5: Nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?
- A. Trân trọng, tự hào.
- B. Háo hức, mong chờ.
- C. Biết ơn, ngợi ca.
D. Biết ơn, kính trọng và yêu mến vô ngần.
Câu 6: Hình ảnh Bác được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
- A. Uy nghiêm, thể hiện được khí chất của một vị lãnh tụ.
B. Gần gũi, giản dị như một vị cha già, trân trọng, thương yêu nhân dân Việt Nam.
- C. Hài hước, hóm hỉnh.
- D. Nghiêm túc, lạnh lùng, quyết liệt.
Câu 7: Nhận xét về những từ ngữ được sử dụng trong bài thơ?
- A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh.
- B. Trang trọng, nghiêm túc.
C. Giản dị, gần gũi mà giàu ý nghĩa, cảm xúc.
- D. Sử dụng nhiều tính từ, từ láy.
Câu 8: Phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
- A. Nêu ấn tượng về bài thơ.
- B. Nêu những cái hay cái đẹp của bài thơ.
- C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bài thơ.
D. Nêu những cái hay cái đẹp của bài thơ và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bài thơ.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không thuộc về cái hay, cái đẹp của một bài thơ?
- A. Nội dung và ý nghĩa.
- B. Hình ảnh.
C. Số câu thơ.
- D. Nhân vật.
Câu 10: Phần kết thúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
A. Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ đó.
- B. Nêu những cái hay của bài thơ.
- C. Nêu những cái đẹp của bài thơ.
- D. Giới thiệu tác giả của bài thơ.
Câu 11: Câu văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
- C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 12: Câu văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
- A. Phần mở đầu.
- B. Phần triển khai.
C. Phần kết thúc.
- D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Câu 13: Theo em, cái hay của một bài thơ là gì?
A. Nội dung bài thơ truyền tải được thông điệp có ý nghĩa.
- B. Bài thơ gồm nhiều câu thơ.
- C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- D. Hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ.
Câu 14: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nội dung của một bài thơ?
- A. Từ ngữ.
B. Ý nghĩa, thông điệp từ bài thơ.
- C. Hình ảnh độc đáo.
- D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
Câu 15: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nghệ thuật của một bài thơ?
- A. Tình cảm của nhà thơ.
- B. Ý nghĩa bài thơ.
- C. Thông điệp từ bài thơ.
D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bình luận