Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 24: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 24: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi chỉnh sửa bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, em cần chú ý điểm gì?

  • A. Sửa lại nội dung câu chuyện để phù hợp hơn với tính cách nhân vật.
  • B. Soát lỗi chính tả.
  • C. Chỉnh sửa đặt câu.
  • D. Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nếu có.

Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn mắc lỗi nào cần chỉnh sửa?

Đồng thời chuyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

  • A. Sai chính tả ở từ chuyện.
  • B. Sai chính tả ở từ xa xôi.
  • C. Dùng từ đùm bọc chưa phù hợp.
  • D. Đoạn văn không mắc lỗi nào cần chỉnh sửa.

Câu 3: Phần mở đầu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.
  • B. Bài học rút ra từ nhân vật.
  • C. Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc.
  • D. Đặc điểm tính cách của nhân vật.

Câu 4: Phần triển khia của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện cần thể hiện được những nội dung gì?

  • A. Những điều em thích ở câu chuyện.
  • B. Nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
  • C. Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
  • D. Những điều em thích ở câu chuyện và thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.

Câu 5: Đọc câu văn dưới đây và cho biết đoạn văn mắc lỗi nào cần chỉnh sửa?

Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm chí tôi.

  • A. Câu văn không mắc lỗi nào cần sửa.
  • B. Sai chính tả ở từ bé bỏng.
  • C. Dùng từ quấn quýt chưa phù hợp.
  • D. Sai chính tả ở từ chí.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vạt nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi xì xào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. 

Nguyên Minh

Câu 6: Nội dung của đoạn văn trên có thể thuộc phần nào nào trong cấu trúc của đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

  • A. Mở đầu.
  • B. Triển khai.
  • C. Kết thúc.
  • D. Mở đầu hoặc triển khai.

Câu 7: Theo em, đâu là phần kết thúc phù hợp với đoạn văn trên?

  • A. Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm.
  • B. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng.
  • C. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá.
  • D. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đâu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm"?

Câu 8: Khi tóm tắt lại câu chuyện, em cần lưu ý điều gì?

  • A. Kể toàn bộ câu chuyện.
  • B. Ngắn gọn, tập trung vào những sự kiện chính.
  • C. Chỉ đưa từ hai đến ba sự kiện.
  • D. Sáng tạo thêm chi tiết cho câu chuyện.

Câu 9: Đâu không phải là nội dung thuộc về ý nghĩa câu chuyện?

  • A. Bài học rút ra từ câu chuyện.
  • B. Bài học rút ra từ nhân vật.
  • C. Sự thay đổi trong suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đề cập đến.
  • D. Những sự việc chính trong câu chuyện.

Câu 10: Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc câu chuyện thuộc phần nào trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần kết thúc.
  • C. Phần triển khai.
  • D. Không nằm trong cấu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

Câu 11: Phần mở đầu trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện cần đạt được yêu cầu như thế nào?

  • A. Phần mở đầu dài.
  • B. Phần mở đầu có lồng ghép một bài thơ.
  • C. Phần mở đầu cần hấp dẫn, thu hút người đọc.
  • D. Có thể bỏ phần mở đầu.

Câu 12: Khi thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài viết, em cần lưu ý điều gì dưới đây?

  • A. Chọn được từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
  • B. Thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về câu chuyện.
  • C. Chỉ thể hiện một cảm xúc về câu chuyện.
  • D. Không cần thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

Câu 13: Theo em, những câu chuyện có tác động như thế nào đến nhận thức của người đọc?

  • A. Những câu chuyện chứa đựng những bài học ý nghĩa sẽ có tác động tích cực đến sự hình thành giá trị và nhân cách của con người.
  • B. Giúp chúng ta sống vui vẻ, chan hòa hơn.
  • C. Người đọc sẽ biết được nhiều câu chuyện thú vị hơn về thế giới xung quanh.
  • D. Giúp chúng ta yêu thích việc đọc sách hơn.

Câu 14: Để hạn chế lỗi chính tả trong bài viết, em cần làm gì?

  • A. Thường xuyên luyện tập viết bài.
  • B. Tham khảo từ điển.
  • C. Đọc nhiều sách.
  • D. Thường xuyên luyện tập viết bài, đọc nhiều sách và có thể kết hợp tra từ điển.

Câu 15: Để hiểu thể hiện được tình cảm, cảm xúc về câu chuyện em đã đọc, em cần làm gì?

  • A. Đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện.
  • B. Khi đọc câu chuyện, cần dành thời gian để suy nghĩ về cảm xúc mà nó mang lại và sử dụng nhiều tính từ để mô tả cảm xúc của bản thân.
  • C. Hỏi ý kiến của những người xung quanh về câu chuyện.
  • D. Tham khảo những bài viết khác về câu chuyện.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác