Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 22: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 22: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. |
Câu 1: Đoạn văn viết về câu chuyện nào?
- A. An Dương Vương.
B. Con Rồng cháu Tiên.
- C. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- D. Tấm Cám.
Câu 2: Ấn tượng chung về câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” của người viết là gì?
A. Gợi nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- B. Nhiều chi tiết kì ảo thú vị.
- C. Lời dặn dò của Lạc Long Quân.
- D. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Câu 3: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có những phần nào?
- A. Mở đầu và kết thúc.
B. Mở đầu – Triển khai – Kết thúc.
- C. Triển khai.
- D. Mở đầu và triển khai.
Câu 4: Đâu là nội dung không thuộc phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
- A. Giới thiệu tên câu chuyện.
- B. Giới thiệu tên tác giả.
- C. Nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
D. Nêu đặc điểm của nhân vật trong câu chuyện.
Câu 5: Chi tiết gây ấn tượng nào được người viết lựa chọn để bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”?
- A. Nguồn gốc Tiên Rồng của người Việt.
- B. Chi tiết Lạc Long Quân dặn dò các con.
- C. Chi tiết năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển.
D. Chi tiết bọc trăm trứng.
Câu 6: Người viết đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc như thế nào về câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”?
- A. Hạnh phúc, vui mừng.
B. Tự hào, trân trọng.
- C. Ngạc nhiên, ngưỡng mộ.
- D. Cảm phục, đồng cảm.
Câu 7: Đâu là nội dung thuộc phần triển khai của của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
- A. Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện.
- B. Nhấn mạnh suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện.
C. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
- D. Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện.
Câu 8: Đâu là một nội dung em có thể viết trong phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
A. Nhân vật trong câu chuyện với phẩm chất tốt đẹp, đáng học hỏi.
- B. Sự nổi tiếng của tác giả viết câu chuyện đó.
- C. Sự yêu mến của mọi người đối với câu chuyện.
- D. Diễn biến chi tiết từng sự việc diễn ra trong câu chuyện.
Câu 9: Đối với những bài học có ý nghĩa trong câu chuyện, em nên bày tỏ cảm xúc, tình cảm gì?
A. Xúc động, thấm thía.
- B. Lên án, phê phán.
- C. Ngạc nhiên, bất ngờ.
- D. Thất vọng, chán nản.
Câu 10: Đối với nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, em nên bày tỏ cảm xúc, tình cảm gì?
- A. Mỉa mai, châm biếm.
- B. Tiêu cực, gay gắt.
C. Yêu mến, ngưỡng mộ.
- D. Thất vọng, buồn bã.
Câu 11: Em cần lựa chọn điều gì trong câu chuyện để đưa vào bài viết?
- A. Đưa toàn bộ diễn biến câu chuyện.
- B. Chỉ đưa từ hai đến ba chi tiết để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
C. Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- D. Chỉ đưa kết thúc câu chuyện để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Câu 12: Đâu là điều em cần làm trước khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện?
A. Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
- B. Lựa chọn câu chuyện có nhiều người biết đến.
- C. Lựa chọn nhân vật ít nổi bật, tính cách dị thường.
- D. Đọc tham khảo thật nhiều bài viết khác về câu chuyện đó.
Câu 13: Theo em, câu chuyện nào dưới đây gợi lên niềm tự hào về truyền thống đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
- A. Tấm Cám.
B. Thánh Gióng.
- C. Sọ Dừa.
- D. Sự tích Hồ Gươm.
Câu 14: Khi thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, em cần lưu ý điều gì sau đây?
A. Thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách chân thực, trong sáng.
- B. Thể hiện tình cảm, cảm xúc trái ngược với giá trị của câu chuyện.
- C. Không cần thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc ngạc nhiên với tất cả các câu chuyện.
Câu 15: Theo em, đâu là những điều có thể được gợi ra từ câu chuyện trong phần kết thúc?
- A. Bài học rút ra cho bản thân.
B. Ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- C. Đánh giá về nhân vật.
- D. Suy nghĩ về tác giả,
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 22: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Bình luận