Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 20: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 20: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đọc đoạn văn miêu tả nhân vật dưới đây và cho biết đoạn văn mắc lỗi nào cần chỉnh sửa?

Totto-chan được mô tả như một cô bé nhỏ nhắn với mái tóc ngắn xù và ánh mắt tinh ngịch. Dáng vẻ và ngoại hình của cô bé tạo nên một ấn tượng tươi mới và năng động.

  • A. Đoạn văn sai chính tả ở từ xù.
  • B. Đoạn văn dùng từ tươi mới chưa phù hợp.
  • C. Đoạn văn sai chính tả ở từ ngịch.
  • D. Đoạn văn không mắc lỗi nào cần chỉnh sửa.

Câu 2: Đâu không phải những đặc điểm của nhân vật cần đưa vào bài viết?

  • A. Thông tin về hoàn cảnh của nhân vật.
  • B. Cách nhân vật giải quyết khó khăn hay vượt qua những sóng gió, trắc trở…
  • C. Đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
  • D. Dự đoán trước tương lai của nhân vật.

Câu 3: Đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách cần đảm bảo những phần nào?

  • A. Mở đầu – Triển khai – Kết thúc.
  • B. Mở bài – Thân bài – Kết bài.
  • C. Triển khai và kết thúc.
  • D. Mở đầu và kết thúc.

Câu 4: Khi viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách, em cần đảm bảo viết chính xác thông tin nào dưới đây?

  • A. Tên nhân vật.
  • B. Tên cuốn sách,
  • C. Các dẫn chứng minh họa.
  • D. Tên nhân vật, tên cuốn sách và các chi tiết liên quan đến nhân vật đó.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ :

Cô bé nhiễm chất phóng xạ của bom nguyên tử vào năm lên hai tuổi. Sau mười năm ủ bệnh, bác sĩ kết luận cô bé bị bệnh máu trắng. Gần một năm chữa trị là khoảng thời gian ngập tràn đau đớn và nước mắt của Xa-đa-kô và cả gia đình. Cũng trong thời gian đó, Xa-đa-kô đã bí mật gửi nguyện ước cho mình cùng với bố mẹ vào những cánh hạc giấy do cô bé tự tay gấp. Tuy nhiên, Xa-đa-kô đã ra đi khi ước nguyện còn dang dở. Hình ảnh Xa-đa-kô ngồi gấp hạc giấy là lời lên án mạnh mẽ nhất đối với chiến tranh.

Câu 5: Nội dung của đoạn văn trên có thể thuộc phần nào nào trong cấu trúc của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

  • A. Mở đầu.
  • B. Triển khai.
  • C. Kết thúc.
  • D. Mở đầu hoặc triển khai.

Câu 6: Theo em, đâu là phần kết thúc phù hợp với đoạn văn giới thiệu nhân vật Xa-đa-kô ở trên?

  • A. Niềm đam mê gấp hạc giấy của em đã làm nên biểu tượng cho sức sống của con người Nhật Bản.
  • B. Sự lạc quan, vui vẻ của Xa-đa-kô đã truyền cảm hứng cho trẻ em trên khắp thế giới.
  • C. Niềm tin vào cuộc sống và sự kiên cường chống chọi với bệnh tật của cô bé đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chiến tranh và vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.
  • D. Hoàn cảnh của Xa-đa-kô là tiếng nói lên án chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 7: Trong phần triển khai, em cần đáp ứng được yêu cầu nào?

  • A. Viết dài, phân tích sâu, chi tiết.
  • B. Sắp xếp các ý một các hợp lí.
  • C. Rút ra được bài học từ nhân vật.
  • D. Đưa được hình ảnh của nhân vật.

Câu 8: Khi chỉnh sửa bài viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách, em cần chú ý điểm gì?

  • A. Sửa lại nội dung câu chuyện để phù hợp hơn với tính cách nhân vật.
  • B. Soát lỗi chính tả.
  • C. Chỉnh sửa đặt câu.
  • D. Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nếu có.

Câu 9: Bài viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một cuốn sách đạt yêu cầu có đặc điểm gì?

  • A. Giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, rõ ràng về nhân vật được giới thiệu.
  • B. Bài viết có dung lượng dài, nhiều thông tin về cuốn sách.
  • C. Bài viết kể lại được chi tiết diễn biến câu chuyện về cuộc đời nhân vật trong cuốn sách đó.
  • D. Bài viết sáng tạo thêm nhiều chi tiết mới mẻ về nhân vật trong cuốn sách.

Câu 10: Phần kết thúc thường có những nội dung nào?

  • A. Cảm nhận về nhân vật.
  • B. Tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật.
  • C. Bài học mà nhân vật đem đến cho em.
  • D. Tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật hoặc bài học mà nhân vật đem đến cho em.

Câu 11: Bài viết cần sử dụng ngôn ngữ như thế nào?

  • A. Nghiêm túc.
  • B. Trong sáng, gần gũi.
  • C. Sâu sắc, hài hước.
  • D. Lạnh lùng, cứng nhắc.

Câu 12: Theo em, các cuốn sách dành cho thiếu nhi sẽ có đặc điểm gì?

  • A. Nội dung sâu sắc, học thuật và khó hiểu.
  • B. Nội dung trong sáng, dễ hiểu và đem đến nhiều bài học hay, có giá trị cho các bạn thiếu nhi.
  • C. Nội dung hài hước, ngắn gọn.
  • D. Nội dung dài, nhiều yếu tố lịch sử và văn hóa.

Câu 13: Theo em, nhân vật nào dưới đây gợi ra bài học về sự thật thà, trung thực?

  • A. Thánh Gióng.
  • B. Thạch Sanh.
  • C. Sơn Tinh.
  • D. Cô Tấm.

Câu 14: Theo em, nhân vật chính diện trong một cuốn sách có đặc điểm gì?

  • A. Là nhân vật có kết thúc tốt đẹp ở cuối câu chuyện.
  • B. Là nhân vật có vai trò trung tâm, xuyên suốt, chủ đạo trong một cuốn sách với những phẩm chất, tính cách tốt đẹp.
  • C. Là nhân vật duy nhất xuất hiện trong cuốn sách.
  • D. Là nhân vật trung tâm của cuốn sách, chi phối những nhân vật khác phải hành động theo mình.

Câu 15: Theo em, nhân vật phản diện trong một cuốn sách có đặc điểm gì?

  • A. Thường đối lập với nhân vật chính diện.
  • B. Mang tính cách xấu xa, thủ đoạn, mưu mô.
  • C. Là nhân vật trung tâm, chi phối diễn biến câu chuyện.
  • D. Thường đối lập với nhân vật chính diện, có bản chất hung ác, xấu xa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác