Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Rừng cọ quê tôi

Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

Quê tôi có câu hát:

Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Theo Nguyễn Thái Vận

Câu 1: Đâu là phần mở bài của bài văn Rừng cọ quê tôi?

  • A. Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
  • B. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu.
  • C. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
  • D. Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Câu 2: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn Rừng cọ quê tôi?

Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Thân bài kết hợp kết bài.

Câu 3: Bài văn tả phong cảnh gồm những phần nào?

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Câu 4: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?

  • A. Tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Tả theo trình tự thời gian.
  • D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.

Câu 5: Người viết đã sử dụng hình ảnh gì để làm nổi bật đặc điểm của rừng cọ trong câu văn sau?

Nhà tôi núp dưới rừng cọ,

  • A. Hình ảnh nhân hóa.
  • B. Hình ảnh liệt kê.
  • C. Hình ảnh so sánh.
  • D. Hình ảnh nhân hóa và so sánh.

Câu 6: Vẻ đẹp của rừng cọ được miêu tả như thế nào?

  • A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của cây cọ.
  • B. Miêu tả bao quát rừng cọ.
  • C. Miêu tả thế giới động vật trong rừng cọ.
  • D. Miêu tả khí hậu ở rừng cọ.

Câu 7: Đâu không phải cách miêu tả phong cảnh theo trình tự thời gian?

  • A. Miêu tả từ trái qua phải.
  • B. Miêu tả theo các mùa trong năm.
  • C. Miêu tả theo các buổi trong ngày.
  • D. Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 8: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong bài văn miêu tả cảnh vật?

Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này. 

Đỗ Bích Thuý

  • A. Mở bài giới thiệu phong cảnh.
  • B. Thân bài miêu tả từng phần của phong cảnh.
  • C. Thân bài miêu tả bao quát phong cảnh.
  • D. Kết bài nêu cảm nghĩ.

Câu 9: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn tả cảnh gì?

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Nguyễn Thụy Kha

  • A. Miêu tả mùa hè.
  • B. Miêu tả khung cảnh con đường ở vùng ngoại ô.
  • C. Miêu tả một làng quê thanh vắng.
  • D. Miêu tả phong cảnh lúc chiều hè ở vùng ngoại ô thành phố.

Câu 10: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?

  • A. Tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Tả theo trình tự thời gian.
  • D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.

Câu 11: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?

  • A. Tốt đẹp.
  • B. Thanh bình, yên tĩnh.
  • C. Hào hứng.
  • D. Nhạy cảm, tinh tế.

Câu 12: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

  • A. Thân bài tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Mở bài.
  • D. Kết bài.

Câu 13: Để miêu tả được chi tiết phong cảnh sinh động, em cần làm gì?

  • A. Tham khảo những bài văn tả phong cảnh đó.
  • B. Hỏi ý kiến, cảm nhận của mọi người về cảnh vật.
  • C. Vận dụng nhiều giác quan để quan sát và miêu tả cảnh vật.
  • D. Tự tưởng tượng ra vẻ đẹp của phong cảnh.

Câu 14: Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật bằng cách nào?

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh.

  • A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của phong cảnh.
  • B. Miêu tả phong cảnh theo mùa.
  • C. Miêu tả phong cảnh theo sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại.
  • D. Miêu tả phong cảnh theo các buổi trong ngày.

Câu 15: Nội dung chính của đoạn văn miêu tả phong cảnh dưới đây là gì?

Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Theo Thụy Chương

  • A. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các mùa trong năm.
  • B. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
  • C. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các buổi trong ngày.
  • D. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển từ xa đến gần.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác