Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 8: Có lí có tình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 8: Có lí có tình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bài đọc Mồ côi xử kiện, tại sao dân làng lại tin tưởng và giao việc xử kiện cho Mồ Côi?

  • A. Vì Mồ Côi giàu có.
  • B. Vì Mồ Côi nhanh nhẹn và công tâm.
  • C. Vì Mồ Côi hung dữ.
  • D. Vì Mồ Côi nhu nhược.

Câu 2:  Bài học em rút ra sau câu chuyện Mồ côi xử kiện là gì?

  • A. Đừng bao giờ vào quán ăn nếu không có tiền.
  • B. Luôn đòi tiền khi người khác ngửi mùi thức ăn của mình.
  • C. Cách xử lý tình huống một cách khéo léo và công bằng.
  • D. Không nên tin tưởng người khác.

Câu 3: Câu chuyện Mồ côi xử kiện này có nguồn gốc từ dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Kinh.
  • B. Dân tộc Tày.
  • C. Dân tộc Nùng.
  • D. Dân tộc Mường.

Câu 4: Theo bài đọc “Tấm bìa các tông”, thái độ của Tiến Hưng khi Thảo Vy hỏi về việc ghi dòng chữ lên tấm bìa là gì?

  •     A. Tự hào.
  •     B. Lúng túng.
  •     C. Tức giận.
  •     D. Vui vẻ.

Câu 5: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gây tranh cãi, em nên làm gì?

  • A. Chỉ trình bày quan điểm của mình.
  • B. Né tránh vấn đề.
  • C. Cân nhắc các ý kiến khác nhau.
  • D. Không nêu quan điểm cá nhân.

Câu 6: Trong bài đọc Mồ côi xử kiện, ông chủ quán có phản ứng gì sau phán quyết của Mồ Côi?

  • A. Vui mừng.
  • B. Tức giận.
  • C. Lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.
  • D. Kháng cáo lên cấp trên.

Câu 7: Trong câu "Này là quyển sách mới", từ "Này" là loại đại từ nào?

  • A. Đại từ xưng hô.
  • B. Đại từ nghi vấn.
  • C. Đại từ thay thế.
  • D. Đại từ chỉ định.

Câu 8: Khi kết thúc đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội, em nên:

  • A. Đưa ra một vấn đề mới.
  • B. Lặp lại toàn bộ nội dung đã viết.
  • C. Khẳng định lại quan điểm đã nêu.
  • D. Không cần kết luận.

Câu 9: Đại từ nào sau đây không thể được sử dụng để thay thế?

  • A. Thế.                    
  • B. Vậy.                    
  • C. Đó.                     
  • D. Nó.

Câu 10: Yếu tố nào sau đây không cần thiết trong một đoạn văn nêu ý kiến ngắn?

  • A. Ý kiến cá nhân của em.
  • B. Lý do ủng hộ quan điểm.
  • C. Dẫn chứng minh họa.
  • D. Tiểu sử chi tiết của tác giả.

Câu 11: Kết từ nào thường được sử dụng để giới thiệu một lý do hoặc nguyên nhân?

  • A. Và.                     
  • B. Hoặc.                  
  • C. Vì.                      
  • D. Nếu.

Câu 12: Trong câu "Đó là chiếc xe mới", từ "Đó" là loại đại từ nào?

  • A. Đại từ xưng hô.
  • B. Đại từ nghi vấn.
  • C. Đại từ thay thế.
  • D. Đại từ chỉ định.

Câu 13: Cặp kết từ nào phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm trong câu ".... học sinh chăm chỉ .... kết quả học tập của lớp sẽ được cải thiện"?

  • A. Tuy ... nhưng ...
  • B. Vì ... nên ...
  • C. Nếu ... thì ...
  • D. Bởi vì ... cho nên ...

Câu 14: Khi nêu ý kiến cá nhân về hiện tượng xã hội trong phần mở đoạn, em cần:

  • A. Chỉ nêu ưu điểm của hiện tượng.
  • B. Chỉ nêu nhược điểm của hiện tượng.
  • C. Thể hiện rõ quan điểm tán thành hoặc không tán thành.
  • D. Không đưa ra bất kỳ ý kiến nào.

Câu 15: Trong cặp kết từ "không những ... mà còn ...", phần sau "mà còn" thường biểu thị điều gì?

  • A. Sự đối lập.
  • B. Sự bổ sung và nhấn mạnh.
  • C. Sự lựa chọn.
  • D. Sự giải thích.

Câu 16: Đại từ nào sau đây không phải là đại từ xưng hô?

  • A. Tôi.                    
  • B. Ta.                      
  • C. Nó.                     
  • D. Đâu.

Câu 17: Trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học, phản ứng của các học sinh khác khi thầy khen mái tóc của I-li-cô là gì?

  • A. Im lặng.
  • B. Chê bai.
  • C. Ủng hộ và khen ngợi.
  • D. Cười nhạo.

Câu 18: Trong câu "Tôi thích cả đọc sách và xem phim", "cả ... và ..." là loại kết từ gì?

  • A. Kết từ đơn.
  • B. Kết từ đôi.
  • C. Kết từ ba.
  • D. Không phải kết từ.

Câu 19: Trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học, thái độ của San-đrô khi biết các bạn đã mách thầy là gì?

  • A. Tức giận.
  • B. Lo lắng và quan sát điều gì sẽ xảy ra.
  • C. Xin lỗi ngay lập tức.
  • D. Bỏ chạy khỏi lớp.

Câu 20: Trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học, thầy giáo đã làm gì khi biết I-li-cô khóc?

  • A. Thầy giáo gay lập tức đến an ủi.
  • B. Thầy giáo ắng San-đrô
  • C. Thầy giáo tiếp tục ghi bài tập lên bảng sau đó gọi I-li-cô mang cấy thước ta tới.
  • D. Thầy giáo cho cả lớp ra chơi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác