Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. CÓ LÍ CÓ TÌNH

BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI CHĂN DÊ VÀ HÀNG XÓM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về 2 người hàng xóm sống gần nhau. Một người nuôi rất nhiều dê và một người lại nuôi chó săn, những con chó săn luôn làm hại đến đàn dê nên người chăn dê đã kiện ra toà. Ở toà người chăn dê đã nghe được lời khuyên của thẩm phán và có cách xử lí rất thông minh.
  • Hiểu được khái niệm thế nào là đại từ, cách phân biệt các loại đại từ, biết sử dụng đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. 
  • Biết dùng đại từ để tránh lặp lại từ ngữ trong câu. Nhận biết từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). 
  • Biết chọn từ ngữ phù hợp để viết đoạn văn.
  • HS viết được thân đoạn cho đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

BÀI ĐỌC

“Người chăn dê và hàng xóm” là câu chuyện kể về cách ứng xử thông minh của vị quan tòa và người chăn dê. Quan tòa không chỉ giúp hòa giải đôi bên, đảm bảo an toàn cho đàn dê mà còn giúp mỗi người bớt đi một kẻ thù và có thêm được một người hàng xóm tốt cạnh bên.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ

1. Xếp đại từ vào nhóm phù hợp.

a, ai (1), ai (4), ai (5)

b, ai (2), ai (3)

2. Tìm các đại từ thay thế.

a, ai, bao nhiêu, bấy nhiêu

b, có gì

c, chúng tôi, đâu

3. Minh là bạn thân nhất của tôiBạn ấy học rất giỏi, bạn ấy luôn giúp đỡ tôi trong học tập. Minh còn là một người bạn rất vui vẻ và hòa đồng, chúng tôi thường cùng nhau chơi đùa và chia sẻ những câu chuyện thú vị.

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI (VIẾT THÂN ĐOẠN)

- Đoạn văn 1: Theo em, chúng ta nên mặc đồng phục đến trường vì đồng phục mang lại sự ổn định và tạo ra một môi trường công bằng cho tất cả học sinh. Ngoài ra, bộ đồng phục còn giúp xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho trường, tạo sự nhận diện dễ dàng và đảm bảo an ninh. Vì vậy, việc mặc đồng phục đi học không chỉ là việc tuân thủ quy định của trường, mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho học sinh. Bằng cách tạo sự đồng nhất, giảm áp lực và lo lắng về trang phục, tạo sự công bằng và tinh thần đoàn kết, đồng phục học sinh thể hiện vai trò của nó trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, đảm bảo an ninh và mang lại sự tự hào cho học sinh về trường học của mình.

- Đoạn văn 2: Theo em, chúng ta có thể tổ chức sinh nhật chung cho các bạn cùng tháng vào buổi sinh hoạt cuối tuần vì tổ chức sinh nhật chung có nhiều lợi ích. Việc tổ chức sinh nhật chung giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Thay vì mất nhiều giờ để chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật, thì tổ chức sinh nhật ở lớp, phụ huynh sẽ được cô giáo và bạn bè hỗ trợ trong công tác chuẩn bị. Đồng thời, giúp em gắn kết hơn với thầy cô, bạn bè vì nếu tổ chức ở nhà hay nhà hàng thì chắc chắn không thể đầy đủ mọi người như là ở lớp được. Qua bữa tiệc này mà em sẽ hứng thú đến trường, gần gũi và thân thiết với bạn bè hơn. Đồng thời giúp em thêm tự tin trước đám đông qua việc hát hò, chơi trò chơi, mở quà, cắt bánh,… tại lớp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 8: Người chăn dê và hàng xóm, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác