Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Người chăn dê và hàng xóm. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI CHĂN DÊ VÀ HÀNG XÓM
Bài tập 1 (trang 75). Người chăn dê kiện hàng xóm về việc gì? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
Ý | Đúng | Sai |
a) Người hàng xóm nuôi chó dữ. | ||
b) Người hàng xóm không thích dàn dễ. | ||
c) Chó của người hàng xóm thường xuyên tấn công đàn dê. | ||
d) Người hàng xóm không thực hiện lời hứa, khiến đàn dê nhiều lần bị chó tấn công. |
Bài giải chi tiết:
Ý | Đúng | Sai |
a) Người hàng xóm nuôi chó dữ. | √ | |
b) Người hàng xóm không thích dàn dễ. | √ | |
c) Chó của người hàng xóm thường xuyên tấn công đàn dê. | √ | |
d) Người hàng xóm không thực hiện lời hứa, khiến đàn dê nhiều lần bị chó tấn công. | √ |
=> Trong câu chuyện có thể thấy, người hàng xóm nuôi nhiều chó dữ và chúng thường nhảy qua hàng rào để tấn công đàn dê - Người chủ của đàn dê đã có cuộc nói chuyện với hàng xóm nhưng anh ta nhận lời mà không thực hiện - Kết quả là chó của người hàng xóm đã cắn bị thương mấy con dê của ông chủ
Bài tập 2 (trang 76). a) Vị quan toà khuyên người chăn dê thế nào? Đánh dấu √ vào ☐ trước
ý đúng
☐ Tìm cách để toà án trừng phạt người hàng xóm nuôi chó.
☐ Tìm cách để toà án yêu cầu nhốt chó của người hàng xóm lại.
☐ Tìm cách để hàng xóm không tiếp tục nuôi đàn chó dữ.
☐ Tìm cách để có một người hàng xóm tốt và đàn dê được an toàn.
b) Nêu ý kiến của em về lời khuyên đó
Bài giải chi tiết:
Tìm cách để toà án trừng phạt người hàng xóm nuôi chó.
Tìm cách để toà án yêu cầu nhốt chó của người hàng xóm lại.
Tìm cách để hàng xóm không tiếp tục nuôi đàn chó dữ.
√ Tìm cách để có một người hàng xóm tốt và đàn dê được an toàn.
=> Sau khi nghe câu chuyện, tòa án đã nói “Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình?”
b) Lời khuyên của tòa án rất thấu tình đạt lý “Ta có thể trừng phạt người nuôi chó, cũng có thể ra lệnh nhốt chó của anh ta lại. Nhưng làm như vậy, anh sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn hàng xóm của mình là kẻ thù hay muốn họ là bạn mình?” Vì tòa án không muốn 2 bên xảy ra xung đột lâu dài về sau mà bày cho họ cách để khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn - Gợi ý của quan tòa đã khiến người chủ thay đổi suy nghĩ và tự tìm ra cách giải quyết cho cả 2 bên. Như vậy rõ ràng thay vì xử lý theo pháp luật thì tòa án đặt sự hòa hợp về mặt tình cảm để giải quyết vấn đề một cách triệt để mà không gây bất mãn giữa 2 cá nhân.
Bài tập 3 (trang 76). Người chăn dê đã làm gì để người hàng xóm thay đổi cách ứng xử? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý đúng
☐ Mang thức ăn ngon sang biểu người hàng xóm.
☐ Mang dê con sang tặng cho con của người hàng xóm.
☐ Mời con của người hàng xóm sang chơi với đàn dê.
☐ Đề nghị người hàng xóm làm chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó.
Bài giải chi tiết:
Mang thức ăn ngon sang biểu người hàng xóm.
√ Mang dê con sang tặng cho con của người hàng xóm.
Mời con của người hàng xóm sang chơi với đàn dê.
Đề nghị người hàng xóm làm chiếc lồng sắt to, nhốt lũ chó.
=> Cách giải quyết vấn đề của ông chủ đàn dê rất thông minh - thay vì chấp nhận để hàng xóm của mình bị phạt thì ông chọn cách tặng dê cho con họ - để họ phải thay đổi nếu không muốn con mình buồn - điều này đánh thẳng vào tâm lý của đối phương và khiến họ phải nhìn nhận lại hành động của bản thân.
Bài tập 4 (trang 76). Câu chuyện này muốn nói lên điều gì? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý em thích:
☐ Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
☐ Nên giải quyết mâu thuẫn bằng lòng tốt.
☐ Mâu thuẫn được hoà giải nhờ vị quan toà nhân hậu.
☐ Ý kiến khác (nếu có):
Bài giải chi tiết:
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
√ Nên giải quyết mâu thuẫn bằng lòng tốt.
Mâu thuẫn được hoà giải nhờ vị quan toà nhân hậu.
Ý kiến khác (nếu có):
=> Mọi chuyện trên đời đều có những cách giải quyết khác nhau - thay vì giải quyết bằng những điều nghiêm khắc thì cũng có thể giải quyết bằng cách khác giúp vấn đề được hóa giải theo chiều hướng tích cực. Hãy đặt lòng vị tha, nhân ái của bản thân vào mọi chuyện để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
Bài tập 1 (trang 76). Các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? Nối đúng:
Từ in đậm | Tác dụng |
(1) Các cậu có thấy ai khôngnăn mà sống được không? | a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn). |
(2) Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. | b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế). |
(3) Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? |
Bài giải chi tiết:
a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn):
“Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
“ Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?”
b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế): Không ai chịu ai
Bài tập 2 (trang 77). a) Gạch dưới các đại từ thay thế chỉ sự vật, số lượng, địa điểm trong những câu sau:
- Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau.
- Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
b) Viết các đại từ mới tìm được vào nhóm phù hợp:
Đại từ chỉ sự vật:.....................................................................................................
Đại từ chỉ số lượng. ................................................................................................
Đại từ chỉ địa điểm: ................................................................................................
Bài giải chi tiết:
a.
- Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau.
- Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
b.
- Đại từ chỉ sự vật: gì, chúng tôi, ai
- Đại từ chỉ số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu
- Đại từ chỉ địa điểm: đâu, đấy
Bài tập 3 (trang 77). Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong câu có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Gạch dưới từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó.
Bài giải chi tiết:
Nam luôn giúp đỡ bạn bè, bạn ấy rất tốt bụng. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ “bạn ấy” là từ Nam)
Lan mới mua một chiếc cặp sách mới, nó rất tiện dụng. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ “nó” là từ chiếc cặp sách)
Nam và Tùng thích chơi bóng rổ, mỗi chiều hai bạn đều đến sân tập. (Từ ngữ được thay thế bởi đại từ “hai bạn” là “Nam và Tùng”)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 8: Người chăn dê và hàng xóm
Bình luận